Sau đó, nàng bàn với chồng, dọn
một thửa ruộng của nhà để chuyên
trồng loại cây dại này. Nhờ sự chăm
sóc tỉ mỉ và cần mẫn của Mộc Định
mà ruộng cây cói xanh tốt, lớn
nhanh như thổi, những sợi cói cũng
trở nên dài và chắc chắn hơn.
Phần còn lại của cây còn có thể dùng
để làm mũ rơm, làm sọt, bồ, làm túi
xách… Sau đó, nàng còn dùng những sợi cói dệt thành một cái chiếu
vừa mát vừa mềm mại. Nàng mang những món đồ mà mình làm
được ra chợ bán, giá thành rẻ mà lại bền đẹp, rất được mọi người ưa
chuộng. Hai vợ chồng Mộc Định tính toán, trồng một mẫu cây cói
còn có thu nhập cao hơn mười mẫu hoa màu, ngũ cốc. Vậy là hai
người chỉ chuyên trồng loại cây này trong ruộng nhà mình, càng
trồng càng nhiều, đồ đạc làm ra càng không đếm xuể, cuộc
sống của gia đình nàng cũng nhờ thế mà khấm khá hơn. Một năm
nọ, vì làm việc quá mệt mỏi mà tất cả người trong nhà Mộc Định
đều bị ốm. Trong thôn có một bà lão hơn năm mươi tuổi, tính tình
rất lương thiện, thích giúp đỡ người khác. Thấy nhà Mộc Định đang
lâm vào tình thế khó khăn, bà lão liền gọi thêm hai mươi cô gái
trong làng đến nhà Mộc Định đun thuốc, nấu cơm, giúp nàng làm
việc nhà. Hai vợ chồng Mộc Định rất cảm động trước sự giúp đỡ đó.
Để tạ ơn, Mộc Định bèn truyền dạy kinh nghiệm làm bấc đèn,
dệt chiếu cói cho các cô gái trong làng. Sau đó, sản phẩm bấc đèn
và chiếu cói do làng này làm ra được bán khắp các trấn ở Đông
Bắc Trung Quốc, lại còn truyền đến tận Tứ Xuyên, Quý Châu và
cả kinh thành nữa.
Sưu tầm