Có thể lấy thêm một ví dụ khác thường gặp trong cuộc sống. Các tín đồ
điện thoại thân mến, các bạn sử dụng điện thoại theo hình thức trả phí trước
hay trả phí sau? Dùng kiểu nào không quan trọng, bất kể bạn sử dụng kiểu
nào thì các nhà mạng mà chúng ta sử dụng cũng thường khởi động các
chương trình khuyến mãi như:
“Nạp 300 nhân dân tệ được tặng 150 nhân dân tệ phí điện thoại”.
“Nộp phí điện thoại trước, tặng điện thoại”.
Nhưng những ưu đãi khá hấp dẫn này luôn có giới hạn về thời gian. Dù
sao nếu bạn vẫn còn muốn dùng điện thoại thì vẫn phải nộp phí điện thoại,
vậy thì tại sao lại không nộp lúc các nhà mạng đang phát động khuyến mãi
giảm giá chứ?
Bởi vậy cho nên các nhà mạng đã dễ dàng thu được kết quả như họ mong
muốn.
THỨ TƯ, ÁM CHỈ RẰNG KHÁCH HÀNG CÓ THỂ SẼ PHẢI
ĐỐI MẶT VỚI SỰ CẠNH TRANH
Tất cả những ai đã yêu đều sẽ có tâm lí này: Khi phát hiện ra bạn gái mình
có người theo đuổi, những hành động sau đó của chàng trai sẽ hoàn toàn khác
biệt, từ thái độ bình thản thường ngày bỗng chốc trở nên vô cùng nhiệt huyết.
Điều này cho thấy rõ, khi một thứ trở nên khan hiếm, lại có đối thủ mới
đến cạnh tranh, vật đó lại càng trở nên quý giá hơn. Điều này sẽ khiến cho
những ai muốn sở hữu vật đó sẽ đưa ra quyết định cực nhanh.
Chúng ta hãy cùng quan sát thủ thuật marketing cực kì thú vị mà một đại lí
bán xe cũ sử dụng:
Đầu tiên đại lí xe này đăng một quảng cáo cực kì hấp dẫn trên các đầu
báo, thu hút rất nhiều người tiêu dùng tiềm năng gọi điện thoại đến xin tư vấn,
sau đó là hẹn ngày đến xem xe.
Sáng sớm hôm sau, vị khách hàng đầu tiên đến xem xe, nhân viên bán
hàng sẽ tỉ mỉ giới thiệu với anh ta những ưu điểm của loại xe này, đồng thời
khách hàng cũng chỉ ra các nhược điểm để chứng minh rằng giá của xe này
quá cao.
Điểm mấu chốt trong cả quá trình chính là nhân viên bán hàng cố gắng tìm
cách thu hút sự chú ý của khách hàng, cứ kéo dài cho đến khi khách hàng thứ
hai đến rồi mới thôi, lúc này sẽ có một nhân viên bán hàng khác dẫn khách
hàng thứ hai đến.
Đối với khách hàng thứ nhất mà nói, vì anh ta đến trước cho nên anh ta
nghĩ rằng mình sẽ được ưu tiên trước. Lúc này, nhân viên bán hàng sẽ nói với
khách hàng thứ hai: “Vì anh đây đã đến trước nên phiền anh chờ một chút ạ.”
Sự tồn tại của khách hàng thứ hai này đã khiến cho khách hàng đầu tiên
cảm thấy có sự cạnh tranh, cho nên kể cả khi anh ta đã xem xét nó một lần rồi
thì bây giờ anh ta cũng sẽ nghiêm túc quan sát nó thêm lần nữa.
Rõ ràng, vị khách đầu tiên bắt đầu khá lo lắng, bởi vì nếu bây giờ anh ta