SỢ NÓI TIẾNG NƯỚC NGOÀI HAY LÀ SỢ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Hồi học đại học có một giáo viên người nước ngoài (cũng là nhà thám
hiểm) tên là Martin. vị giáo sư này dùng tiếng Anh để giảng bài.
Mỗi khi giảng đến đề tàiliên quan đến chuyện thám hiểm, cứ y như trong
truyện “Kỳ binh đoạt châu báu”, đến chỗ hồi hộp nhất, lại nghe câu: “Sự
việc thế nào, xem hồi sau sẽ rõ”.
Bài lên lớp đầu tiên, thầy Martin yêu cầu mỗi người tự đánh giá trình độ
tiếng Anh của bản thân.
“Tiếng Anh của em là trăm phần trăm, trong đó năm mươi phần trăm là
broken English, năm chục phần trăm còn lại là courage English. Chữ
courage ở đây không phải là college (trường đại học), mà là chỉ mạnh dạn.
Ngụ ý trình độ tiếng Anh của tôi thì sai đến năm chục phần trăm, còn
nửa kia là nhờ dũng cảm, mạnh dạn.
Dù vậy, tôi vẫn ra nước ngoài dùng, tiếng anh trong công tác sưu tầm,
lấy tin.
Dù vậy, tôi vẫn giao lưu được với người nước ngoài.
Đối phương nghe nói tôi từ Nhật Bản đến sưu tầm tài liệu cho tiết mục
truyền hình, htì họ chưa biết thế nào, đã cuống lên.
Đối phương cuống lên, rồi đôi bên bắt đầu tán gẫu lung tung với nhau.
Cuối cùng tôi phát hiện rằng dù trình độ tiếng Anh của mình như thế
nào, thì đối phương cũng vẫn hiểu được ý tôi.
Tất cả là nhờ sự dũng cảm.
Ở Hawaii, chắc bạn vẫn nghe các bà già nói tiếng Anh bất chấp ngữ
pháp, vậy mà bạn vẫn hiểu, đó cũng là nhờ sự mạnh dạn cả.
“Trình độ tiếng Anh của ông ấy tồi quá chừng!”. Có người vừa nghe đã
chê. Miệng cứ bảo là Nhật Bản phải mở cửa giao tiếp với thế giới bên
ngoài, nhưng lúc cần đến thì lại sợ tiếp xúc với người nước ngoài.
Thực ra, không phải sợ nói tiếng Anh, mà là sợ tiếp xúc với người nước
ngoài.