CẢM GIÁC KHẨN TRƯƠNG VÀ MƠ HỒ
Tôi thích trò chuyện với bạn.
Bởi vì bạn có đôi mắt biết nói.
Trò chuyện với bạn mấy giờ liền, tôi cũng không cảm thấy mệt.
Tựa hồ từ đôi mắt của bạn, tôi được tiếp nhận một sức mạnh vô tận.
Bởi vậy, tôi thích trò chuyện với một thí sinh dự thi đại học hoặc một
người dự phỏng vấn sin việc.
Đôi mắt họ cũng ánh lên tia sáng như thế.
Tiếc thay một số người sau khi thi đỗ vào đại học hoặc có việc làm, đôi
mắt họ mất đi tia sáng vốn có.
Kìa đôi mắt bạn vẫn bừng sáng.
Đừng bao giờ để ánh sáng đó lụi tàn.
Vì sao mỗi ngày những người ngồi xe điện ngầm, dù là sinh viên hay
công chức, đều có đôi mắt lờ đờ?
Bởi vì họ không có cảm giác khẩn trương.
Một thí sinh dự thi đại học hoặc một người dự phỏng vấn xin việc chưa
biết ngày mai ra sao, cho nên họ phải phấn đấu, họ luôn luôn có cảm giác
khẩn trương, căng thẳng, lo lắng. “Nếu thi trượt hoặc không xin được việc
làm, thì sẽ ra sao đây?”
Tia sáng long lanh trong đôi mắt là do cảm gáic khẩn trương sinh ra. Có
mơ ước, có việc mình muốn làm, trong lòng mới có cảm giác khẩn trương.
“Tìm được việc rồi, không biết làm sao cho tốt đây…”
“Tại sao đến giờ mình vẫn chưa hiểu gì thế nhỉ…?”
Nhưng ý nghĩ lo lắng kiểu đó cũng tạo ra cảm giác khẩn trương.
Nó giống như trò chơi kéo co.
Bạn nắm sợi dây thừng trong tay.
Đầu kia của sợi dây thừng như thế nào, chúng ta chưa biết.
Bạn tiến hành cuộc thi kéo co với mơ ước của mình.
Sợi dây thừng trong tay bạn nối liền với mơ ước của bạn.