50 THÓI QUEN GIAO LƯU
Giao lưu là một bước quan trọng trong quá trình giao tiếp xã hội, cũng là co
SỞ cho việc giải quyết mâu thuẫn. Việc nghe và nói nhu thế nào tuởng nhu có vẻ
đơn giản, nhưng muốn nghe tốt, nói giỏi thì thực sự không đơn giản chút nào.
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên gặp phải những mâu thuẫn, nguyên
nhân chủ yếu là thiếu sự giao lưu liên kết, không truyền đạt được ý kiến và ý
tưởng của mình đến đối phương, từ đó hình thành hiểu lầm và mâu thuẫn .
giao lưu liên kếT là mở rộng con đường dẫn Tới Thành cồng Giao lưu là cây
cầu liên kết tâm hồn giữa người với người, chính nhờ giao lưu, cuộc sống mới
trở nên tốt đẹp hơn. Hiện nay, rất nhiều đứa trẻ không hiểu được ý nghĩa thực sự
của từ “giao lưu”, thường xuyên mâu thuẫn với bạn bè do ý kiến không đồng
nhất, văng tục chửi bậy khi bạn bè vô tình mạo phạm, ăn nói xằng bậy khi bạn bè
nhất thời xốc nổi, không kiềm chế được bản thân... .
Người lớn thường cảm thấy nghi hoặc: Tình bạn của trẻ quá nông cạn hay do
chúng còn quá nhỏ? Tất cả đều không đúng, nguyên nhân chủ yếu là do chúng
không biết cách giao lưu liên kết với nhau. Là người thầy đầu tiên của trẻ, cha
mẹ nên hướng dẫn chúng cách giao tiếp với người khác.
50.1. CHA MẸ NÊN GIÚP TRẺ HÌNH THÀNH THÓI QUEN GIAO LƯU
a.
cha mẹ thường xuyên trò chuyện, giao lưu với trẻ Khi trẻ tan học về nhà,
cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện để nắm được tình hình học tập của trẻ khi
ở trường. Khi trò chuyện, cha mẹ đóng vai trò là khán giả sẵn sàng lắng nghe,
đồng thời cũng là giám khảo đánh giá mọi hành động của trẻ, giúp trẻ phát huy
ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Trong quá trình giao lưu, cha mẹ không nên chỉ
quan tâm đến thành tích học tập của trẻ mà còn cần nhẫn nại lắng nghe những
câu chuyện về đề tài mà trẻ cảm thấy hứng thú, từ đó nắm bắt được tâm tư tình
cảm của trẻ để hướng dẫn kịp thời. Thông qua quá trình giao lưu, chúng ta cũng