• Khen ngợi đúng lúc: Nêu trẻ đã hoàn thành hoặc đang cô găng hoàn thành
nhiệm vụ được giao, cha mẹ nên kịp thời khen ngợi và động viên, nếu nhất thời
quên mất thì nên tìm cơ hội để bù lại.
• Khen ngợi đúng chỗ: Khen ngợi trẻ không nên khuếch đại, nếu không trẻ sẽ
sinh ra thói quen tự mãn. Ví dụ: Trẻ có hứng thú với việc vẽ tranh, vẽ ra nhiều
“tác phẩm“ mới, lúc đó nếu người lớn khen: “Con thật thông minh!”, thì lời khen
đó hoàn toàn không hợp cảnh, ngược lại sẽ khiến trẻ cảm thấy giả tạo. Trong
trường họp này, chúng ta nên nói: “Bức tranh con vẽ thật đẹp!” sẽ thích hợp hơn
• Khen ngợi trước mặt người khác: Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, cha mẹ có
thể khen trẻ trước mặt người khác, khi đó hiệu quả của việc khen ngợi sẽ tăng lên
gấp đôi. Bất luận trẻ có phải cố gắng hết sức mới có thể hoàn thành, hay chỉ vừa
vặn hoàn thành nhiệm vụ được giao, cha mẹ cũng nên có thái độ tán thưởng,
nhưng cần chú ý không nên khen lặp đi lặp lại một sự việc, Khi trẻ đã hình thành
được những thói quen tốt, có thể giảm bớt cường độ và mức độ khen ngợi.
Sự động viên, khen ngợi và khẳng định của cha mẹ có thể giúp trẻ phát huy
được năng lực tiềm ẩn.
49.2. DẠY TRẺ KHEN NGỢI NGƯỜI KHÁC
Thích nghe lời nói ngọt ngào, thích nghe người khác khen ngợi là bản tính
của mỗi con người, ai cũng thích được nghe lời khen, không thích phải nghe lời
chê bai. Nếu trong quá trình giao tiếp, mọi người đều biết khen ngợi ưu điểm của
người khác thì mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp
hơn. Khen ngợi có thể khiến người khác cảm thấy vui vẻ, phản hồi của người
được khen ngợi cũng khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, từ đó mối quan hệ giữa
người với người trở nên tốt đẹp hơn .
Khi khen ngợi người khác, cần yêu cầu trẻ chú ý hai nguyên tắc: Thứ nhất là
chân thành. Khen ngợi người khác cần chân thành, nội dung được khen ngợi phải
là những phẩm chất hoặc ưu điểm mà đối phương có, không nên khiến người