49 THÓI QUEN KHEN
Từ góc độ Tâm lí học, khen là một kĩ năng giao tiếp quan trọng, có thể rút
ngắn khoảng cách giữa người với người. Muốn được người khác khen ngợi là ý
nguyện cơ bản của mỗi con người. Nếu đó đã là ước nguyện cơ bản của mỗi con
người, thì chúng ta cần bồi dưỡng kĩ năng khen ngợi người khác .
khen ngợi người khác, Tạo mối quan hệ Vững chắc Một nhà Tâm lí học đã
từng nói: “Đối với con người, lời khen giống như ánh sáng mặt trời, thiếu ánh
sáng, cây không thể nở hoa”. Mọi người đều muốn nhận được sự khẳng định
cũng như những lời khen ngợi thật lòng từ phía người khác, nhưng trong cuộc
sống có rất nhiều đứa trẻ không được học cách khen ngợi người khác .
Không biết cách khen ngợi người khác có thể dẫn tới nhiều hậu quả như: khó
kết bạn, không thể đề cập đến nội dung cốt yếu của câu chuyện, không được
người khác yêu thích... Vì vậy, cha mẹ ngoài việc dành cho trẻ tình yêu và sự
quan tâm thì còn nên dạy trẻ cách khen ngợi người khác.
49.1. CHA MẸ NÊN THƯỜNG XUYÊN KHEN NGỢI CON CÁI
Khen ngợi có thể thúc đẩy sự hình thành những thói quen và phẩm chất đạo
đức tốt ở trẻ. Việc cha mẹ biểu dương trẻ sẽ khiến chúng cảm thấy tự tin, kích
thích hứng thú và lòng nhiệt tình của trẻ. Cha mẹ đưa ra những nhận xét tích cực
khi trẻ có biểu hiện tốt có tác dụng khiến không khí gia đình thêm hòa thuận.
Vậy, chúng ta nên khen ngợi trẻ như thế nào?
• Kiên trì theo nguyên tắc nhất định: Một số bậc phụ huynh do quá nuông
chiều con cái nên thường khen ngợi chúng mọi lúc mọi nơi, khiến trẻ sớm có tính
kiêu ngạo, ngộ nhận về bản thân. Cha mẹ nên khen ngợi trẻ, nhưng cần hợp lí và
có mức độ thích hợp, ví dụ nếu trẻ hoàn thành nhiệm vụ, cha mẹ nên kịp thời
khen ngợi. Nếu làm sai, cho dù chúng khóc lóc, cha mẹ cũng không nên mềm
lòng, càng không nên chiều theo trẻ .