• Khi lắng nghe người khác, nên chọn nơi yên tĩnh để làm giảm tác động từ
hoàn cảnh bên ngoài.
• Khi nói chuyện với người khác, chúng ta nên giữ tư thế ổn định, đầu óc suy
nghĩ tỉnh táo, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác .
• Trong quá trình giao tiếp, chúng ta nên duy trì thái độ vui vẻ, không nên tỏ
vẻ mất tập trung, nên tạo không khí vui vẻ để đối phương cảm thấy tự nhiên,
không bị áp lực ,
• Khi nói chuyện, không nên dò đoán hay bới móc khuyết điểm của đối
phương, cũng không nên đưa ra ý kiến phê bình của bản thân, càng không nên
tranh luận những đề tài dễ gây hiểu lầm, tranh chấp. Chúng ta nên hạn chế sử
dụng cách trả lời hoàn toàn phủ định ý kiến của người khác như “Không thể
nào”, “Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn”, “Tôi không nghĩ vậy”, “Tôi cho
rằng không phải như vậy”... Nên đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ
và lắng nghe, như vậy mới có hiệu quả .
• Khi lắng nghe người khác, nên sử dụng ánh mắt và biểu cảm khuôn mặt
một cách linh hoạt để truyền đạt đến đối phương thông điệp “Tôi đang lắng nghe
một cách rất nghiêm túc”. Chúng ta nên dùng ánh mắt ôn hòa, thỉnh thoảng có
thể gật đầu, mỉm cười... để đáp lại lời của người nói. Ngoài ra, chúng ta có thể
nói: “Đúng vậy!”, “Hiểu rồi!”, “Anh nói tiếp đi!”... để biểu thị thái độ đồng tình
với người nói.
• Nếu bạn có hứng thú với nội dung câu chuyện của đối phương, có thể gật
đầu, sau đó dùng lời nói để biểu thị rõ thái độ của bản thân, sau cùng dùng các
cách nói như: “Bạn nói tiếp đi!”, “Chuyện này cậu cho rằng nên làm thế nào?”,
“Còn cách nào khác không?”... để tăng hứng thú của đối phương .
• Chúng ta nhất định phải lắng nghe nội dung câu chuyện của đối phương,
cách tốt nhất là sau khi đối phương dứt lời, nên dùng vài câu khái quát lại nội
dung câu chuyện vừa được nghe, như vậy sể khiến đối phương cảm thấy chúng
ta đang lắng nghe một cách nghiêm túc, đồng thời hiểu được nội dung họ đang
nói.
• Nếu không hứng thú với nội dung câu chuyện của đối phương, chúng ta có