Hiện nay, nhiêu bậc phụ huynh thiêu kĩ năng lăng nghe trẻ, đó là một trong
những nguyên nhân khiến trẻ không muốn lắng nghe người khác. Chúng ta
thường nghe thấy những lời than vãn: “Con chẳng bao giờ nói với tồi chuyện gì
cả, tôi nói gì nó cũng không nghe, thật chẳng biết phải làm sao nữa!” Thực ra
nếu cha mẹ không biết cách lắng nghe trẻ, những lời chúng nói sẽ không được
cha mẹ coi trọng, tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ hình thành thói quen giấu
những suy nghĩ thật của mình trong lòng, không muốn nói ra và cảm thấy cha mẹ
không tôn trọng chúng, dần dần sẽ hình thành nên khoảng cách giữa cha mẹ và
con cái.
Các nhà Tâm lí học khuyên các bậc cha mẹ: Nếu không lắng nghe ý kiến của
trẻ, sau khi lớn lên trẻ sẽ cần một quãng thời gian dài để khôi phục lòng tự trọng.
Thực tế, tuy tuổi của trẻ còn nhỏ nhưng cũng có tính cách độc lập và lòng tự
trọng, chúng cũng cần biểu đạt ý kiến và cảm xúc, cha mẹ không nên tước đoạt
hay coi nhẹ quyền lợi này của trẻ .
Lắng nghe trẻ không chỉ là con đường hữu hiệu để hiểu được tâm hồn chúng,
mà còn là cách quan trọng nhất để bồi dưỡng cho trẻ kĩ năng lắng nghe người
khác. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian lắng nghe trẻ để chúng cảm nhận được,
cha mẹ luôn coi trọng và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của chúng .
Những bậc phụ huynh có kinh nghiệm đều biết, lắng nghe ý kiến của trẻ là
con đường hữu hiệu nhất để nắm bắt được suy nghĩ và tính cách của trẻ. Bất luận
vấn đề mà trẻ đưa ra lớn hay nhỏ, cha mẹ nên lắng nghe một cách nghiêm túc,
nên chủ động giành thời gian lắng nghe chứ không nên yêu cầu trẻ đợi khi cha
mẹ có thời gian mới được nói. Lắng nghe trẻ đúng lúc, cha mẹ có thể dành được
sự tín nhiệm của trẻ, đó cũng là cách bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp và lắng nghe
người khác cho trẻ .
Khi lắng nghe trẻ, cha mẹ nên nghiêm túc, không nên làm ra vẻ lắng nghe
nhưng lại phản đối, không để ý đến cảm giác của trẻ. Như vậy, sau này trẻ chắc
chắn sẽ không chủ động nói chuyện và chia sẻ với cha mẹ nữa.
48.2. DẠY TRẺ MỞ RỘNG TẤM LÒNG LẮNG NGHE NGƯỜI KHÁC