48.THÓI QUEN LẮNG NGHE
Một triết gia đã từng nói: “Thượng đế ban cho chúng ta hai lỗ tai, nhưng chỉ
cho có một cái miệng, điều này có nghĩa Ngài khuyên chúng ta nên nghe nhiều
nói ít”. Có một câu ngạn ngữ phương Tây rằng: “Dùng 10 giây để nói, dùng 10
phút để nghe”. Nhà xã hội học Lan Kim - Trung Quốc nói: “Trong các hoạt động
giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày, thời gian nghe chiếm 45%, thời gian nói chiếm
30%, thời gian đọc chiếm 16%, thời gian viết chỉ chiếm 9%. Điều này chứng
minh hoạt động nghe đóng vai trò vô cùng quan trọng. Lắng nghe người khác là
hành động thường thấy trong cuộc sống của mỗi chúng ta .
lắng nghe là sự bắT đầu của mọi hoạT động giao lưu Theo nghiên cứu của
các nhà Tâm lí học, những người càng có khả năng lắng nghe người khác thì
càng duy trì được nhiều mối quan hệ. Lắng nghe là một cách thẩm thấu lời nói
của đối phương. Lắng nghe một cách nhẫn nại tức là bạn đã truyền đạt thông
điệp: “Bạn là người đáng để tôi lắng nghe”. Một danh nhân đã từng nói: “Biết
cách lắng nghe người khác, bạn có thể học được nhiều điều, kể cả từ những
người ăn nói vụng về nhất” .
Lắng nghe người khác là đức tính tốt cần bồi dưỡng ở trẻ. Muốn hòa nhập và
giao lưu kết bạn với người khác, chúng phải biết cách lắng nghe. Lắng nghe vừa
là hoạt động nghe, vừa là quá trình học tập. Trong quá trình lắng nghe, trẻ có thể
học được những kiến thức mình chưa được biết, thái độ và nguyên tắc sống của
người khác, từng bước hoàn thiện bản thân .
Hiện nay, nhiều đứa trẻ rất biết cách thể hiện bản thân nhưng chưa biết lắng
nghe người khác, thậm chí chúng không muốn nghe lời khuyên hay góp ý của
những người xung quanh. Cha mẹ nên bồi dưỡng cho trẻ thói quen lắng nghe
người khác, bởi nó sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của trẻ sau này .
Vậy, chúng ta nên làm gì để bồi dưỡng cho trẻ thói quen lắng nghe?
48.1. CHA MẸ NÊN THƯỜNG XUYÊN LẮNG NGHE Ý KIẾN CỦA TRẺ