54.TIẾT KIỆM ĐIỆN, NƯỚC VÀ GIẤY
Không nên mặc định rằng, chỉ tiết kiệm tiền mới là tiết kiệm, thực ra trong
cuộc sống có rất nhiều thứ cần tiết kiệm. Chúng ta nên bồi dưỡng thói quen tiết
kiệm cho trẻ ở mọi phương diện, ví dụ: tiết kiệm thực phẩm, đồ chơi, sách vở,
quần áo... Trẻ lên tiểu học, nên dạy trẻ khồng được tiêu tiền lung tung, tiết kiệm
thực phẩm và dụng cụ học tập, có ý thức bảo vệ của công, tiết kiệm điện, nước...
Trẻ lên trung học, cần dạy trẻ sống giản dị tiết kiệm, không khoe khoang, không
ganh tị, so sánh với người khác, không tiêu tiền vô độ, không nên đưa ra những
yêu cầu vượt quá điều kiện thu nhập của gia đình .
không lãng phí, biếT cách TiếT kiệm
54.1. TIÉT KIỆM NƯỚC LÀ TRÂN TRỌNG NGUỒN GỐC CỦA sự
SÓNG
Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe cũng như nhu cầu sinh
hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng khan hiếm
nước sạch đang là vấn đề nan giải ở nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế
giới. Vì vậy, tiết kiệm nước là thói quen quan trọng cần hình thành ngay từ khi
trẻ còn nhỏ.
Theo thống kê, nếu căn cứ theo quy mô một thành phố với 17 triệu dân,
tương đương với hơn 6 triệu hộ gia đình, mỗi gia đình chỉ cần tiết kiệm một kWh
điện thì một thành phố có thể tiết kiệm được 60 triệu kWh điện, tương đương với
công suất của một nhà máy phát điện cỡ nhỏ. Nếu mỗi hộ gia đình tiết kiệm một
mét khối nước thì cả thành phố có thể tiết kiệm được 60 triệu mét khối nước,
tương đương với công suất sử dụng nước của 800 000 dân. Con số này đã cho
thấy rõ sức mạnh của sự tiết kiệm.
54.2. TIẾT KIỆM MỘT TRANG GIẤY, BẢO VỆ MỘT CÁNH RỪNG