Với kĩ thuật hiện nay, nguyên liệu chính dùng đê sản xuât giây là gô. Thường
xuyên sử dụng giấy chính là tiêu hao tài nguyên gỗ. Hiện nay, trên thế giới mỗi
năm có hơn 4000 km2 rừng nguyên sinh bị chặt phá. Rừng nguyên sinh có thể
hấp thu khí C02, cung cấp dưỡng khí, phòng ngừa biến đổi khí hậu, giữ nước,
ngăn chặn hiện tượng sa mạc hóa, duy trì cân bằng hệ sinh thái... Đe bảo vệ tài
nguyên rừng, giảm lượng gỗ khai thác, vấn đề trước mắt chính là phải giảm
lượng giấy tiêu dùng. Khi thu hồi một tấn giấy vụn, chúng ta có thể tái sản xuất
800kg giấy tái sinh, tương đương với việc có thể giảm bớt việc chặt 17 cây gỗ
lớn trong rừng, tiết kiệm được một nửa nguyên liệu sản xuất giấy, giảm 35%
lượng nước bị ô nhiễm. Một trang giấy có thể được tái sản xuất hai lần, vì vậy
cần giáo dục trẻ phải tiết kiệm giấy, khồng nên chỉ vì viết sai một hai chữ mà vứt
đi cả trang giấy trắng, khuyến khích trẻ sử dụng giấy tái sinh, giúp trẻ hình thành
thói quen viết hai mặt giấy. Đó là trách nhiệm của mỗi ông bố bà mẹ phải làm để
góp phần bảo vệ môi trường ,
Cha mẹ cần nói với trẻ, tiết kiệm giấy là góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn
tài nguyên vô giá của nhân loại, đó là một thói quen tốt cần được rèn luyện ngay
từ khi trẻ còn nhỏ.
54.3. LÀM THÉ NÀO ĐẺ HÌNH THÀNH CHO TRẺ THÓI QUEN TIÉT
KIỆM
a. giải thích cho trẻ ý nghĩa của sự tiết kiệm Cha mẹ nên giáo dục trẻ tầm
quan trọng của việc tiết kiệm một số điện, một giọt nước, một tờ giấy hay thậm
chí là một hạt cơm. Người xưa từng nói: “Một giọt nước không nhiều, nhưng
nhiều giọt nước hợp lại thành một dòng sông. Một hạt gạo không nhiều, nhưng
nhiều hạt gạo hợp lại thành đống thóc lớn”. Nếu ngay từ nhỏ trẻ đã không có thói
quen tiết kiệm thì khi lớn lên, chúng sẽ gây hại cho xã hội, cha mẹ và cả bản thân
b. cha mẹ nên lấy mình làm gương Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, vì
vậy nên lấy mình làm gương cho trẻ noi theo. Khi dùng nước xong, chúng ta nên