61.TƯKIẺM ĐIỀM
Nhà thơ Heinrich Heine đã từng nói: “Tự kiêm điêm như một tâm gương
phản ánh đầy đủ những lỗi lầm của bạn, giúp chúng ta có cơ hội được sửa chữa”.
Tự kiểm điểm bản thân không phải là kĩ năng bẩm sinh của con người mà là một
phẩm chất tốt đẹp được hình thành trong quá trình trưởng thành. Nếu trẻ biết tự
kiểm điểm, chúng sẽ tiến nhanh hơn và xa hơn .
Tự kiểm điểm, Tự Tiến bộ Tự kiểm điểm có thể giúp trẻ không ngừng sửa
chữa khuyết điểm, từ đó không ngừng tiến bộ, hiệu qưả làm việc được nâng cao .
Các tác phẩm của tiểu thuyết gia nổi tiếng Charles Dickens đều rất xuất sắc.
Từ khi bắt tay vào nghiệp văn chương, ông đã tự đặt ra cho mình một quy định:
Phàm là những tác phẩm chưa được đọc và kiểm tra kĩ lưỡng, tuyệt đối không
được phép xuất bản đến tay công chúng, ông thường đọc đi đọc lại tác phẩm của
mình nhiều lần, khi cảm thấy không còn vấn đề gì thì mới đồng ý xuất bản .
Nhà văn Balzac người Pháp cũng có thói quen này. Khi viết xong một cuốn
tiểu thuyết, ông thường dành vài tháng hay thậm chí vài năm để sửa chữa cho
đến khi hoàn thành bản thảo. Chính nhờ thói quen tự đánh giá, tự điều chỉnh nên
các tác phẩm của hai nhà văn này đã nhận được sự đánh giá rất cao của giới
chuyên môn và công chúng .
Tăng Tử - người học trò của Khổng Tử nói: “Mỗi ngày ta đều tự hỏi lại chính
mình, khi làm việc thay người khác đã cố gắng hết sức chưa? Trong mối quan hệ
bạn bè đã thành thật chưa? Đã ôn tập những kiến thức được truyền đạt hay
chưa?” Chính nhờ ý thức tự đánh giá bản thân này, Tăng Tử được Khổng Tử hết
sức coi trọng.
Trong cuộc sống, mỗi người đều nên có ỷ thức tự kiểm điểm bản thân để tự
sửa chữa khuyết điểm của mình, có như vậy chúng ta mới có thể tiến bộ, mới có
thể biến những nguyện vọng thành sự thật. Một người thường xuyên tự kiểm
điểm bản thân sể biết xác định ưu nhược điểm của mình, từ đó phát huy ưu điểm,
khắc phục nhược điểm, phát huy tiềm lực của bản thân; còn một người không