63 THÓI QUEN TỐT GIÚP TRẺ TRƯỞNG THÀNH - Trang 223

bao giờ tự kiểm điểm thì sẽ thường xuyên phạm phải những lỗi lầm tương tự

?

không thể phát huy được năng lực tốt nhất.

Tự kiểm điểm bản thân có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình

trưởng thành của trẻ. Một đứa trẻ biết tự kiểm điểm sẽ có khả năng tự hoàn thiện

bản thân và phát triển một cách lành mạnh. Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp một

số cách giúp trẻ bồi dưỡng kĩ năng tự kiểm điểm bản thân:

a. dạy trẻ nói xin lỗi Tuy tự kiểm điểm bản thân không phải là bản năng của

con người, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dùng khả năng bắt chước cửa trẻ để

dạy chúng cách xin lỗi và nhận sai. Ví dụ: Khi cha mẹ làm sai, nên nhận sai và

xin lỗi trước mặt trẻ, khiến trẻ nhận thức được làm sai thì phải xin lỗi là điều hết

sức bình thường và tự nhiên, kiên quyết không nhận sai là hành động không

đúng, cản trở sự tiến bộ của con người.

b. dạy trẻ cách tự kiểm điểm bản thân Nếu trẻ làm sai, chúng ta nên hướng

dẫn chúng cách tự nhìn lại bản thân, giúp trẻ nhận thức được sai lầm của mình.

Ví dụ: Cùng trẻ phân tích nguyên nhân dẫn tới sai lầm, hậu quả của những hành

vi đó, đồng thời cùng tìm cách khắc phục và điều chỉnh. Như vậy, trẻ không

những có thể kịp thời sửa chữa khuyết điểm, mà còn giúp trẻ học được nhiều

điều từ thất bại cũng như học được cách tự đánh giá bản thân .

Do khả năng tư duy trừu tượng của học sinh tiếu học và trung học vẫn chưa

hoàn thiện, nên chỉ cần trẻ thành khẩn chấp nhận phê bình, dám nhìn lại lỗi lầm

và sửa chữa là đã có thể coi là trẻ bước đầu có được kĩ năng tự đánh giá .

c. dạy trẻ cách chấp nhận lời đóng góp và phê bình của người khác Chỉ khi

trẻ thành khẩn chấp nhận lời phê bình và nhận xét của người lớn thì mới có thể tự

nhìn nhận và đánh giá bản thân. Một nghiên cứu của chuyên gia Tâm lí học

người Pháp đã chứng minh, những đứa trẻ không chịu tiếp nhận lời phê bình của

người lớn khi lớn lên đều tránh xa hoặc không chấp nhận những lời đóng góp

hay phê bình của người khác. Vì vậy, cha mẹ nên dạy trẻ phải tiếp nhận lời phê

bình và góp ý của người khác, điều này rất có lợi cho quá trình hình thành và

hoàn thiện ý chí của trẻ .

d. dạy trẻ cách tổng kết kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm là kết quả của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.