63.2. PHẢI KIÊN TRÌ, KHÔNG ĐƯỢC NÓNG VỘI
Bồi dưởng kĩ năng tự lo liệu cuộc sống cho trẻ không phải là chuyện có thể
hoàn thành trong một sớm một chiều, người lớn nên bắt đầu và kiên trì từ những
chi tiết nhỏ nhất. Khi mới học làm việc, tốc độ làm việc của trẻ thường rất chậm,
thậm chí nhiều lúc còn “gây họa”, nhưng cha mẹ không nên vì vậy mà khồng cho
phép trẻ làm việc. Thay vào đó, chúng ta nên làm mẫu cho trẻ, kiên nhẫn giải
thích từng bước, ví dụ: Dạy trẻ cách tự mặc quần áo, đóng cúc, buộc dây giày...
cha mẹ nên dạy cách làm, đồng thời tận tình hướng dẫn và động viên trẻ cố gắng
hoàn thành.
Khi trẻ đã hình thành thói quen, mọi hành vi của chúng sẽ tiến hành một cách
trật tự. Cha mẹ nên chú ý ba điểm dưới đây:
• Khi bồi dưỡng cho trẻ thói quen tự sắp xếp cuộc sống, cha mẹ không nên
quá vội vàng mà nên tôn trọng quy luật phát triển và đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Ví
dụ: dạy một đứa trẻ mới chập chững biết đi cách gấp chăn, đó là điều không phù
hợp ,
• Trong quá trình dạy trẻ cách tự sắp xếp cuộc sống, nếu trẻ gặp khó khăn hay
có vấn đề cần giải quyết, cha mẹ nên tiến hành giáo dục và hướng dẫn kịp thời
như động viên, cổ vũ, gợi ý... nếu không sẽ dễ làm tổn thương lòng tự trọng và
tính tích cực của trẻ .
• Cha mẹ nên kiên nhẫn, không nên quá vội vàng, nên biết việc hình thành
một thói quen không phải là chuyện có thể hoàn thành trong một sớm một chiều
mà cần duy trì trong một khoảng thời gian dài.
Tóm lại, muốn hình thành kĩ năng tự lo liệu cuộc sống cho trẻ, chúng ta cần
rất nhiều điều kiện. Cha mẹ nên tin tưởng trẻ, dám buông tay cho trẻ tự thực
hiện, tích cực khẳng định mọi tiến bộ của trẻ, không ngừng động viên chúng
nâng cao và phát triển kĩ năng sống của bản thân .
Cha mẹ nên để trẻ ý thức được rằng mình đã lớn, không nên sợ khó khăn,
những việc gì mình phải làm thì nên tự mình hoàn thành .
Mách nhỏ Việc bồi dưỡng cho trẻ kĩ năng tự lo liệu cuộc sống có mối liên hệ