đời. ông đã mang những chú sư tử này về nhà chăm sóc tận tình, không lâu sau
chúng trưởng thành trong môi trường ấm áp mà không cần lo nghĩ gì về thức ăn.
Dù mỗi ngày đều bị nhốt trong lồng, chúng cũng cam tâm tình nguyện. Một hôm,
do bất cẩn, một chú sư tử xổ lồng thoát ra, người thợ săn tìm kiếm khắp nơi
nhưng vẫn chưa thấy. Những con sư tử còn lại vẫn sống cuộc sống êm ả như bình
thường.
Một năm sau, người thợ săn ấy đã không trở về sau một lần đi săn, những chú
sư tử được ông nuồi dưỡng cũng bị chết đói. Vậy, chú sư tử xổ lồng năm đó thì
sao? Nó đã trở thành một chú sư tử hoang dã. Để duy trì cuộc sống, nó phải tự
tìm thức ăn khi đói, tự tìm nước uống, khi bị thương biết dùng lưỡi liếm vết
thương, khi gặp phải kẻ thù thì biết cách tấn công để tự vệ. Chính nhờ tính tự lập,
chú sư tử này mới có thể sinh tồn trong giới tự nhiên .
Tự quản lí cuộc sống của mình là yêu cầu cơ bản nhất về kĩ năng tự lo liệu.
Nếu trẻ không thể sắp xếp được cuộc sống của mình thì chắc chắn chúng cũng
không thể hoàn thành những cồng việc khác. Những đứa trẻ như vậy liệu có thể
trở thành chỗ dựa cho cha mẹ, tương lai của đất nước sau này hay không?
63.1.
KÍCH THÍCH
Ý
THỨC Tự SẮP XÉP
cuộc
SỐNG
Cha mẹ có thể dùng cách kể chuyện, hát những bài hát thiếu nhi, chơi trò
chơi... để giúp trẻ hiểu được mình nên tự sắp xếp cuộc sống của bản thân, nên
dạy chúng cách bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất, từ đó kích thích hứng thú
của trẻ. Chúng ta nên tôn trọng cá tính và ước mơ của trẻ, đồng thời tạo điều kiện
cho chúng biến ước mơ thành hiện thực. Ví dụ: khi cha mẹ giặt quần áo, có thể
yêu cầu trẻ giúp đỡ, không nên sợ trẻ làm phiền mà nên vui vẻ chấp nhận yêu cầu
muốn giúp đỡ của chúng. Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ tự giặt đồ của mình, từ đó
dần bồi dưỡng kĩ năng tự sắp xếp cuộc sống. Nếu chúng ta từ chối thì cũng có
nghĩa là đã tự tay vùi dập sự tích cực của trẻ, bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để rèn luyện kĩ
năng sống cho trẻ.