cách giúp chúng phân tán sự chú ý. Nếu mọi nỗ lực của người lớn vẫn không
giúp trẻ hóa giải được sự tức giận thì cha mẹ nên áp dụng cách xử lí khác, đó là
tạm thời không cần để ý tới chúng. Cha mẹ nên cho trẻ hiểu rằng, bất luận chúng
có tức giận đến đâu cũng không ảnh hưởng tới cha mẹ .
Nếu nguồn gốc của sự tức giận không phải đến từ phía gia đình, cha mẹ có
thể dạy trẻ một số cách trút giận, ví dụ: Đến sân vận động đánh bóng rổ, chơi với
động vật để chuyển sự chú ý của trẻ,,. Ngoài ra, sự kiên nhẫn hướng dẫn và chia
sẻ của cha mẹ chắc chắn cũng sẽ đạt được hiệu quả tốt.
Con cái dễ nổi giận cũng một phần do ảnh hưởng từ cha mẹ. Các chuyên gia
kiến nghị: Khi nói chuyện với trẻ, người lớn nên vui vẻ, cố gắng kiềm chế cảm
xúc của bản thân, không nên lớn tiếng quát mắng, khồng sử dụng bạo lực, không
nhục mạ hay xúc phạm trẻ...
Ngoài việc dạy trẻ cách khống chế cảm xúc, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ
cách loại bỏ sự tức giận, ví dụ: Khuyến khích trẻ chia sẻ những chuyện không
vui, khồng như ý với bố mẹ hoặc người khác để giảm áp lực, khi vui mừng cũng
không nên vượt quá giới hạn...
Mách nhỏ Mỗi người đều có lúc không kiềm chế được bản thân, điều quan
trọng là chúng ta nên làm gì để khống chế cảm xúc. Nếu trẻ coi việc cáu giận là
công cụ để đạt được mọi mục đích thì khi trưởng thành chúng sẽ gặp rất nhiều
bất lợi và không thể thành công trong công việc sau này. Vì vậy, cha mẹ nên đặc
biệt chú ý sự thay đổi tâm lí của trẻ, nên chú trọng bồi dưỡng khả năng tự kiềm
chế, giúp trẻ có thế tự khống chế cảm xúc, giữ được sự tỉnh táo khi xử lí mọi
việc, điều này có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình trưởng thành và
phát triển của trẻ.