tục chửi bậy. Chúng đêu biêt răng làm vậy là không đúng, sau đó thường cảm
thấy hối hận, nhưng khi tức giận đều không tự kiềm chế được bản thân, vì vậy
không thể sửa được thói quen xấu này. Đối với những đứa trẻ như vậy, cha mẹ có
thể dạy chúng cách tự kiềm chế, khoan dung với người khác. Ví dụ: Khi đồ của
mình bị người khác lấy mất, nên tìm đến các cơ quan chức năng có liên quan,
nếu ở trường có thể nhờ thầy cô giáo giải quyết; khi bị người khác giẫm lên chân,
nếu không phải do cố ý thì chúng ta nên bỏ qua, chỉ cần nhẹ nhàng nhắc nhở và
chấp nhận lời xin lỗi thiện ý của họ là được .
Thông thường, học sinh thường thiếu khả năng tự kiềm chế, thể hiện ở chỗ
chúng thường rất dễ bị kích động, hành động theo cảm tính (cảm xúc dễ bị ảnh
hưởng bởi môi trường bên ngoài) hay dễ biểu hiện (cảm xúc bên trong và biểu
hiện ra hành vi bên ngoài đồng nhất).
Tự điều tiết cảm xúc là nội dung giáo dục quan trọng đối với học sinh trong
độ tuổi đến trường, đồng thời trẻ cũng cần có sự hướng dẫn tận tình và kịp thời
của cha mẹ. Sự hướng dẫn này cần tập trung vào việc tích lũy kinh nghiệm và
điều chỉnh cảm xúc; phương pháp giáo dục cần tự nhiên, kết hợp với môi trường
bên ngoài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Gia đình là một quần thể đặc biệt được thành lập trên cơ sở mối quan hệ
huyết thống chặt chẽ, giữa cha mẹ và con cái, giữa các anh chị em đều có mối
quan hệ tình cảm thân thiết. Sự quan tâm của cha mẹ và không khí gia đình hòa
thuận là điều kiện quan trọng để trẻ hình thành khả năng tự điều chỉnh và kiểm
soát hành vi tình cảm của bản thân .
Các chuyên gia tâm lí cho rằng, tình cảm của trẻ gồm: Thay đổi thất thường,
mẫn cảm, ích kỉ, hiếu thắng... Trước khi dạy trẻ cách tự điều tiết cảm xúc, cha
mẹ nên xác định con mình thuộc loại tính cách nào.
62.1.
LÀM THẾ NÀO ĐÉ ĐIỀU TIẾT CẢM
xúc
CỦA TRẺ
Khi trẻ nổi giận, cha mẹ nên bình tĩnh nói với trẻ: “Con có thể tức giận,
nhưng đừng làm gì gây tổn hại đến người khác và bản thân”, đồng thời tìm mọi