ngạc: 20,8 tỷ đô-la. Trong đó, gần 17 tỷ đô-la được đầu tư vào Bắc
California”.
Năm 2000, hơn 600 công ty có vốn đầu tư mạo hiểm đã theo đuổi những dự
án lớn có tiềm năng. Khi công nghệ bùng nổ, các công ty và các luồng vốn
đã đổ vào đó. Cuối năm 2003, các công ty được đầu tư mạo hiểm còn sót
lại (dưới 200 công ty) vẫn có số vốn đầu tư khoảng 84 tỷ đô-la, nhưng ít
nhất một nửa số tiền đó để giải quyết những vấn đề tồn đọng. Chỉ có 18,2
tỷ đô-la thật sự tới được tay các công ty. Mặc dù các quỹ có nguồn tiền mặt
dồi dào nhưng họ vẫn rất kén chọn nơi rót vốn.
Điều gì sẽ xảy ra với những công ty may mắn giành được nguồn vốn đầu tư
mạo hiểm? Đó không phải lúc nào cũng là một món quà của ông già Noel.
Những người chủ đã đánh cuộc số tiền tiết kiệm cả đời và uy tín của mình
vào công việc kinh doanh cuối cùng phải từ bỏ phần lớn quyền sở hữu và
quyền kiểm soát doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, họ còn bị tống ra
khỏi công ty của chính mình.
Vẫn tồn tại thực trạng một công ty được nhận đầu tư từ bên ngoài và khoản
tiền này giúp những người sáng lập công ty trở nên giàu có. Sau đó, họ cổ
phần hóa công ty thông qua phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO), và thậm chí
mọi thành viên trong công ty còn trở lên giàu có hơn. Điều này thỉnh
thoảng xảy ra, đặc biệt là trong suốt thời kỳ bùng nổ đỉnh cao các công ty
Internet (dot.com), nhưng kết cục của những câu chuyện này chỉ là phần rất
nhỏ bé trong thế giới kinh doanh. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ không
bao giờ cần, muốn hay nhận được khoản đầu tư mạo hiểm. Tôi chỉ muốn
nói rằng tôi không thấy khoản đầu tư này mang lại lợi ích gì. Trong số 500
doanh nghiệp được Inc. xếp hạng năm 2003, chỉ có 12% số doanh nghiệp
nhận khoản đầu tư mạo hiểm khi thành lập; chỉ 17% huy động vốn từ
nguồn vốn tư nhân khi bắt đầu đi vào hoạt động.
Vậy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp tư nhân nhỏ từ đâu mà có? Nếu
bạn đang điều hành một doanh nghiệp, bạn đã biết câu trả lời: Tận dụng tối