Dấu hiệu lạc quan thứ ba: Chính phủ ngày càng “yêu quý” doanh nghiệp
nhỏ
Dù xem xét ở khía cạnh luật pháp, nhân lực hay quỹ hỗ trợ, bạn đều thấy
chính phủ rất yêu quý doanh nghiệp nhỏ. Như trích dẫn trong bảng “Vai trò
của doanh nghiệp nhỏ” đã cho thấy, các chính trị gia đều ủng hộ doanh
nghiệp nhỏ. Quỹ tài trợ Ewing Marion Kaufmann đã xuất bản cuốn sách
Entrepreneurship, a Candidate’s guide (Triết lý doanh nghiệp Cẩm nang
dành cho các ứng cử viên) cung cấp những lời khuyên cho các ứng cử viên
chính trị tương lai.
Đầu những năm 1930, Chính phủ Mỹ bắt đầu tạo ra một sân chơi chung
cho mọi doanh nghiệp khi Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái được thành
lập. Bước ngoặt đánh dấu quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ là sự ra đời
của SBA năm 1953. Cuối những năm 1950, SBA thành lập các Trung tâm
Đầu tư Doanh nghiệp nhỏ (SBICs), là những ngân hàng đầu tiên cho doanh
nghiệp nhỏ vay vốn số lượng lớn. SBA ngày càng đóng vai trò quan trọng,
bao gồm giáo dục, tài trợ cho các công trình nghiên cứu và hỗ trợ các hợp
đồng mua sắm của chính phủ. Tuy vậy, vai trò của SBA là đảm bảo cho các
khoản vay của doanh nghiệp nhỏ, cho phép ngân hàng cho vay nhiều hơn
mà rủi ro ít hơn. SBA trở thành cơ quan ủng hộ tài chính nhiều nhất cho
các doanh nghiệp Mỹ.
Thêm vào đó, SBA còn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho 1.100 Trung tâm
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ (SBDCs) ở nhiều thành phố thuộc các bang.
Các trung tâm này tư vấn và đào tạo cho những người muốn khởi sự hoặc
phát triển doanh nghiệp. Chỉ trong năm 2003, các trung tâm đã tư vấn và
đào tạo cho hơn 678 nghìn khách hàng. Ngày nay, rất nhiều người phân vân
liệu tiền nộp thuế của họ có được dùng vào mục đích tốt đẹp hay không.
Tôi thường xuyên quan sát công việc của những trung tâm phát triển doanh
nghiệp này, nên tôi có thể khẳng định rằng họ thật sự biết mình đang làm