gì. Nếu bạn chưa liên lạc với SBDC tại địa phương mình, tôi khuyên bạn
nên thực hiện ngay điều đó.
Tuy vậy, SBA chỉ là một phần thể hiện sự yêu quý của chính phủ dành cho
các doanh nghiệp nhỏ. Hầu như tại mỗi bộ, phòng, ban chủ chốt của Chính
phủ, từ Bộ Lao động tới cơ quan dịch vụ tổng hợp đều có nhân viên chuyên
trách mảng doanh nghiệp nhỏ.
NFIB là tổ chức ủng hộ lớn nhất đại diện cho các doanh nghiệp độc lập quy
mô nhỏ tại Washington và cả 50 bang. NFIB không phải là tổ chức do
chính phủ tài trợ nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới các quyết định ở mỗi cấp
của chính phủ. Ngoài ra, hàng nghìn hiệp hội thương mại của các ngành,
cấp đại diện cho các doanh nghiệp nhỏ cũng tham gia hoạt động hành lang
trong chính phủ.
Bên cạnh các tổ chức được lập ra với mục đích giúp đỡ chủ doanh nghiệp
nhỏ, nhiều cơ quan chính quyền liên bang và địa phương còn thành lập cơ
quan phát triển kinh tế riêng. Đó có thể là Phòng thương mại − một cơ quan
phát triển kinh tế, hoặc một cơ quan nào khác. Tôi từng phát biểu trong ba
sự kiện do Thượng nghị sĩ Bob Bennett, Bang Utah − người lãnh đạo công
ty cung cấp các sản phẩm quản lý thời gian Franklin International Institute
Inc. (ngày nay là Franklin Covey) có tên trong danh sách 500 doanh nghiệp
của Inc − tổ chức. Hàng năm, ông tổ chức các buổi hội thảo về giáo dục
cho các doanh nghiệp nhỏ tại Utah và là thành viên của Ủy ban Doanh
nghiệp nhỏ thuộc Thượng viện Mỹ. Hội đồng Phát triển Kinh tế (CED)
trong khu vực Tam giác Nghiên cứu thuộc Bắc Carolina là “tổ chức lớn
nhất nước ủng hộ doanh nghiệp nhỏ”. Mặc dù nguồn tài trợ nhận được chủ
yếu từ tư nhân, nhưng Hội đồng này cũng nhận được nguồn tài trợ của các
kho bạc phát triển Nhà nước, các chương trình hợp tác với Nhà nước.
Nhiều trường hợp, chính quyền địa phương hợp tác với chính quyền nhà
nước để phát triển có hệ thống một ngành công nghiệp nào đó. Trung tâm
Hỗ trợ Phát triển Khu vực St. Louis đã sáng lập tổ chức BioBelt để quảng