7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 175

khác. Nhưng bây giờ, khi con cái đã lớn, họ mới thấm thía
luật nhân quả. Họ không có được mối quan hệ ấm áp với con
cái. Lũ trẻ vướng phải lối sống tiêu cực khiến cho bố mẹ vô
cùng lo lắng. “Nếu có thể làm lại, chúng tôi sẽ ưu tiên cho gia
đình, cho con cái – đặc biệt là khi chúng còn nhỏ. Chúng tôi
sẽ đầu tư nhiều hơn”.

John Greenleaf Whittier viết:

“Trong tất cả những câu nói đáng buồn
được nói hoặc viết ra, câu đáng buồn
nhất là: ‘Lẽ ra phải nên như thế…’”.

Mặt khác, một người bạn của

chúng tôi kể: “Trong suốt những năm
nuôi dạy đám nhỏ, những sở thích của
tôi – về nghề nghiệp, về thăng tiến, về
xã hội – đều được xếp sau. Tôi chỉ tập
trung cho con cái, đầu tư công sức cho
bọn nhỏ trong những giai đoạn mang tính quyết định”. Cô ấy
còn kể, việc chú tâm cho con cái quả thực rất khó khăn, vì cô
ấy có quá nhiều sở thích và khả năng khác, nhưng trước hết và
trên hết, cô ấy quyết tâm dồn sức cho con cái vì hiểu rằng việc
ấy quá đỗi hệ trọng.

Sự khác biệt trong hai trường hợp trên là gì? Chọn lựa sự

ưu tiên, có tầm nhìn rõ ràng, cam kết kiên trì theo đuổi. Nếu
chúng ta không thực sự ưu tiên cho gia đình trong cuộc sống
hàng ngày, câu trả lời nằm ở Thói quen thứ 2: Liệu bản tuyên
ngôn đã thực sự đủ sâu sắc?

“Khi nền tảng vật chất thay đổi,

mọi thứ cũng thay đổi”

Giả sử chúng ta đã hoàn thành công việc ở Thói quen thứ

2, vấn đề tiếp theo cần xem xét là môi trường đầy biến động mà
chúng ta đang cố vượt qua.

THÓI QUEN THỨ BA: ƯU TIÊN NHỮNG VIỆC QUAN TRỌNG • 1 7 5

“N

ếu có thể làm

lại, chúng tôi sẽ

ưu tiên cho gia

đình, cho con cái

– đặc biệt là

khi chúng còn

nhỏ. Chúng tôi sẽ

đầu tư nhiều hơn.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.