xử theo cách mà anh muốn. Anh phải học cách lắng nghe, nếu
cần, hãy xin lỗi cho những lời phán xét hay những sai lầm
trước đây của anh.
Anh ấy đã hiểu ra: hành động vừa qua của anh, kỳ thực, chỉ
làm ra vẻ là muốn hiểu con, chứ anh chưa học được cách lắng
nghe thật chân thành và kiên nhẫn, bất kể kết quả như thế nào.
Vì thế anh ấy quay lại lớp học, thay đổi suy nghĩ và động
lực của mình, bằng một thái độ mềm mỏng, tế nhị và cởi mở
hơn.
Cuối cùng anh ấy nói:
- Tôi đã sẵn sàng. Tôi sẽ thử lại một lần nữa.
Tôi nhắc:
- Cậu bé sẽ kiểm tra sự chân thành của anh đấy.
- Có lẽ nó sẽ từ chối bất cứ đề nghị nào của tôi. Nhưng tôi
vẫn sẽ trò chuyện cùng nó, vì tôi tin thằng bé xứng đáng nhận
được sự quan tâm.
Tối hôm đó, bạn tôi đã ngồi xuống bên cạnh cậu con trai,
tâm sự: “Bố biết con vẫn nghĩ là bố không hề hiểu con, nhưng
bố mong con tin rằng bố đang và sẽ cố gắng không ngừng để
hiểu được con”.
Một lần nữa, cậu bé lạnh nhạt đáp “Bố chưa bao giờ hiểu
con cả”. Nó đứng dậy, bỏ đi. Nhưng ngay khi nó vừa bước đến
cửa thì bạn tôi cất tiếng: “Trước khi con đi, bố muốn xin lỗi con
vì đã làm con phải xấu hổ trước mặt bạn bè tối hôm trước”.
Cậu bé quay lại, nói: “Bố không biết là con đã xấu hổ thế
nào đâu”. Mắt cậu bé ngân ngấn nước.
Sau lần nói chuyện đó, anh ấy nói với tôi:
- Stephen, những lời hướng dẫn và động viên của anh thực
sự đã tác động đến tôi vào khoảnh khắc tôi thấy con trai mình
PHẢI LÀM GÌ KHI GIA ĐÌNH BẠN ĐI CHỆCH HƯỚNG ĐẾN 90% • 2 3