những giải pháp tạm thời, lại càng
không phải là danh sách những việc
cần làm. Đây là những thói quen –
gồm nếp nghĩ (tư duy), nếp làm
(hành động) đã được sử dụng lâu
ngày - mà bất cứ gia đình hạnh phúc
nào cũng có.
Nếu vi phạm những nguyên tắc
ấy thì chắc chắn cuộc sống gia đình
cũng như các mối quan hệ khác sẽ
thất bại. Trong cuốn tiểu thuyết Anna
Karenina, Leo Tolstoy đã phát hiện:
“Mọi gia đình hạnh phúc đều giống
nhau, nhưng những gia đình bất hạnh thì rơi vào nhiều trạng
huống khác nhau”. Những gia đình hạnh phúc luôn có những
đặc điểm giống nhau nhất định, cho dù gia đình đó có cả bố
và mẹ hay chỉ có một trong hai, cho dù có 10 con hay không
có con, cho dù đã từng xảy ra nạn lạm dụng, bị bỏ bê hay tràn
ngập tình yêu và sự tin tưởng. Những đặc điểm đó được gói
gọn trong 7 Thói quen.
Một nguyên tắc nữa mà anh bạn tôi học được từ tình huống
nêu trên: sự thay đổi chỉ thật sự và lâu dài khi diễn ra từ bên
trong. Nói cách khác, thay vì cố gắng thay đổi hoàn cảnh hay
thay đổi con trai mình thì anh ấy quyết định thay đổi chính
mình. Từ việc thay đổi chính bản thân, anh ấy đã tạo được
những thay đổi trong hoàn cảnh và con trai mình.
Cách tiếp cận từ bên trong là trọng tâm của 7 Thói quen.
Nếu thường xuyên áp dụng các nguyên tắc trong những thói
quen này, bạn có thể thay đổi các mối quan hệ và hoàn cảnh
theo hướng tích cực. Bạn cũng có thể trở thành tác nhân của
sự thay đổi. Ngoài ra, nếu so với việc chỉ chú trọng đến hành
vi thì việc chú trọng vào những nguyên tắc ấy sẽ tác động đến
PHẢI LÀM GÌ KHI GIA ĐÌNH BẠN ĐI CHỆCH HƯỚNG ĐẾN 90% • 2 5
C
ó những
nguyên tắc cơ
bản điều chỉnh
các mối quan hệ
của con người, và
việc tuân theo
những nguyên
tắc này là điều
thiết yếu nếu
muốn có một gia
đình hạnh phúc.