7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 231

Nhưng lúc đó tôi đã bị rơi vào một cái bẫy, không biết làm thế
nào để thoát ra mà không phải bẽ mặt. Tôi phải tiếp tục lừa dối
vì thầy giáo giờ đây luôn đặt kỳ vọng vào tôi.

Tôi vô cùng đau khổ, thế nhưng vấn đề dường như nằm

ngoài tầm giải quyết của một đứa trẻ mới 8 tuổi như tôi. Tôi biết
mình cần phải thú nhận với bố mẹ, nhưng cảm thấy quá xấu
hổ, dù sao tôi là đứa con lớn nhất nhà. Tôi dễ mất bình tĩnh
trước áp lực phải tự một mình giải quyết vấn đề này. Sau đó bố
mẹ cho biết họ cảm thấy có điều gì đó bất ổn trong cuộc sống
của tôi, nhưng họ chưa biết đó là điều gì.

Khi còn ở Ireland, gia đình chúng tôi đã bắt tay vào thực

hiện “những buổi gặp gỡ nói chuyện riêng” với bố hoặc mẹ, một
tháng một lần. Đó là dịp để chúng tôi có thể nói bất cứ thứ gì,
tha hồ phàn nàn về nhiệm vụ, đưa ra những ý tưởng hành
động, chia sẻ các vấn đề. “Luật” ở đây là bố và mẹ chỉ lắng
nghe, không phê bình hoặc đưa ra lời khuyên nếu chưa được
yêu cầu. Tất cả chúng tôi đều mong chờ buổi gặp riêng của
mình.

Trong một buổi nói chuyện như thế, bố đã để cho tôi nói về

vài bất công mà tôi cảm thấy trong cách bố mẹ đối xử với tôi.
Bố không hề bào chữa cho chính mình hoặc trở nên giận dữ.
Ông cứ để tôi nói. Cuối cùng, khi tôi cảm thấy mình được chấp
nhận và không bị chỉ trích, tôi bắt đầu mở lòng ra, một cách dè
dặt, và dò xét phản ứng của ông. Ông hỏi tôi mọi chuyện ở
trường có tốt đẹp, vui vẻ hay không. Tôi vội vàng chống chế
ngay lập tức: “Nếu bố biết, bố sẽ nghĩ con thật kinh khủng! Con
không thể nói ra được”.

Trong một vài phút, ông khẳng định lại tình yêu vô điều

kiện dành cho tôi, và tôi cảm nhận được sự trung tín của ông.
Tôi cảm thấy có thể tin bố hơn, và quyết định nói cho ông biết
sự thật kinh khủng kia.

THÓI QUEN THỨ BA: ƯU TIÊN NHỮNG VIỆC QUAN TRỌNG • 2 3 1

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.