7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 265

đã có sự lựa chọn chủ động, quyết định đặt lợi ích của cả gia
đình lên hàng đầu như thế nào. Người đàn ông này đang suy
nghĩ theo chiều hướng cùng thắng.

Hầu hết mọi người khi rơi vào tình huống trên đều có

chung một lối suy nghĩ, mà chúng ta gọi là tâm lý khan hiếm:
“Chỉ có một chiếc bánh, nếu anh lấy miếng to hơn thì tôi buộc
phải lấy miếng bé hơn”. Cho nên mọi thứ phải là “tôi thắng,
anh thua”.

Nhưng người đàn ông nói trên đã khai triển một tâm lý dồi

dào – với ý tưởng là có nhiều thứ đang dành cho mọi người,
luôn luôn có sẵn giải pháp thứ ba thay thế, sắp đặt sao cho
mọi người đều thắng.

Tâm lý dồi dào này là linh hồn của gia đình. Nó là linh

hồn của “cái chúng ta”. Nó là thứ mà hôn nhân và gia đình đều
hướng tới.

Sẽ có vài người bảo: “Điều khó khăn nhất khi kết hôn và

có con là bạn phải thay đổi toàn bộ lối sống của mình. Bạn
không thể tập trung vào thời gian biểu của riêng mình, sự ưu
tiên của riêng mình. Bạn phải hy sinh. Bạn phải nghĩ về người
khác, đáp ứng những nhu cầu của họ”.

Đúng vậy. Một cuộc hôn nhân

hạnh phúc, một gia đình đầm ấm đòi
hỏi sự quan tâm và hy sinh. Nhưng
khi bạn thực sự yêu thương một người
và cùng chia sẻ một mục đích cao hơn
nhằm tạo ra cái “chúng ta”, như nuôi
dạy một đứa con, sự hy sinh chỉ giống
như việc từ bỏ những thứ nhỏ bé để
có được những thứ to lớn hơn. Chính
sự chuyển đổi từ “cái tôi” sang “cái
chúng ta” mới làm nên gia đình!

THÓI QUEN THỨ TƯ: TƯ DUY CÙNG THẮNG • 2 6 5

T

âm lý dồi dào

này là linh hồn

của “gia đình”.

Nó là linh hồn

của “cái chúng

ta”. Nó là thứ

mà hôn nhân

và gia đình

đều hướng tới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.