7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 267

con người khác, theo cách mà tôi biết mình cần phải làm.

Thật đáng buồn khi chứng kiến những hôn lễ rực rỡ diễn

ra với tất cả sự hào hứng, với những lời chúc phúc của mọi
người, hôn lễ của cái đẹp và sự lãng mạn; nhưng sau đó, những
cuộc hôn nhân này trở nên chua xót và kết thúc trong cay
đắng, hận thù.

Điều thay đổi ở đây là sự di chuyển từ độc lập sang phụ

thuộc lẫn nhau. Đó cũng là bản chất của thế giới này, dưới cái
nhìn của nhà tâm lý, triết gia, nhà khoa học. Khi con cái ra đời
kéo theo các trách nhiệm nảy sinh, tính kỷ luật và nhu cầu phụ
thuộc lẫn nhau về tình cảm, suy nghĩ, với những hoạt động
tinh thần đã vượt xa sự hiểu biết và tầm nhìn của những “cặp
vợ chồng còn đang hưởng tuần trăng mật”. Nếu có sự trưởng
thành liên tục từ hai phía, và trưởng thành cùng nhau, những
trách nhiệm và nghĩa vụ ngày càng tăng sẽ đoàn kết và gắn bó
họ một cách sâu sắc. Nếu không, chúng sẽ chia rẽ họ.

Có một điều lạ là mỗi cuộc đổ vỡ luôn có trách nhiệm từ

hai phía, nhưng cả hai bên đều luôn cho rằng mình đúng còn
người kia sai. Phải nhắc lại rằng, cả hai bên đều là những cá
nhân tốt về căn bản. Nhưng lối tư duy cô lập không có tác dụng
trong mối quan hệ và môi trường phụ thuộc lẫn nhau. Cuộc
sống hôn nhân và gia đình thực sự là “trường đại học” về tính
chất biến thiên không ngừng.

Một người đàn ông kết hôn ở tuổi 30 đã nói như sau:

Khi mới kết hôn, tôi nghĩ mình là người vị tha, hào hiệp,

rộng lượng, cởi mở và chu đáo. Nhưng sau đó, tôi nhận ra mình
là một trong những người ích kỷ nhất, tự cao tự đại nhất, chỉ
biết đến mình. Tôi đã luôn cảm thấy như vậy vì những thách
thức luôn luôn trước mặt: phải làm những thứ tôi biết nên làm,
chúng hầu như đi ngược lại với những gì mà tôi muốn làm
trong khoảnh khắc đó.

THÓI QUEN THỨ TƯ: TƯ DUY CÙNG THẮNG • 2 6 7

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.