7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 306

những điều bạn được nhận, trước hết, hãy nhận lấy sự thấu
hiểu”. Sự thông thái xuất phát từ chính sự thấu hiểu.

Lý do chúng ta ưa thích phán xét, vì nó sẽ bảo vệ chúng

ta. Chúng ta chỉ biết cư xử với mọi người bằng những nhãn
mác chúng ta đặt vào họ; bạn suy diễn tất cả dữ liệu theo cách
khẳng định dựa vào những phán xét của mình. Điều này được
gọi là “thành kiến” hay “suy đoán vô căn cứ”. Ví dụ, nếu bạn
nghĩ một đứa trẻ là vô ơn thì bạn sẽ dò xét hành vi của nó để
chứng minh cho nhận định của mình. Nhưng cũng hành vi ấy,
một người khác lại nhìn nhận như là bằng chứng của sự biết
ơn và cảm kích. Vấn đề càng phức tạp hơn khi bạn hành động
dựa trên những phán xét được lặp đi lặp lại, nhằm thỏa mãn
bản thân.

Ví dụ, nếu bạn "dán nhãn" con mình là lười biếng và bạn

hành động dựa trên nhãn mác đó, con bạn có thể sẽ thấy bạn
thật hách dịch, độc đoán và nghiêm khắc. Chính ứng xử của
bạn đã kích thích sự kháng cự của con bạn, và rồi bạn lại suy
diễn những hành vi phản kháng là minh chứng cho sự lười
biếng – bằng cách này, bạn biện minh cho sự độc đoán và khắt
khe hơn nữa. Nó tạo ra một vòng xoắn ốc đi xuống, và cả hai
bên đều tin rằng mình đúng.

Đó là lý do giải thích khuynh hướng phán xét mọi việc trở

thành cản trở chính trong các mối quan hệ. Nó khiến bạn suy
diễn mọi dữ liệu để bảo vệ cho nhận định của mình. Và bất cứ
hiểu lầm nào trước đây sẽ càng làm cho tình hình thêm phức
tạp, bởi những tác động về cảm xúc xung quanh mối quan hệ.

Hai vấn đề chính trong mọi giao tiếp là sự nhận biết (trước

một dữ liệu thực tế, mỗi người hiểu như thế nào) và ý nghĩa
(trước mỗi khái niệm, mỗi người định nghĩa như thế nào).
Thông qua việc tìm hiểu để đồng cảm, cả hai vấn đề này có thể
được giải quyết.

3 0 6 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.