7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 305

Gordon B. Hinckley nhận xét:

Hôn nhân không chỉ có hạnh phúc. Những cơn bão tố được

dịp sẽ tấn công mọi gia đình. Và những cơn bão đó kéo theo rất
nhiều nỗi đau – về thể chất, tinh thần, tình cảm. Có quá nhiều
sức ép và sự giằng xé, nỗi sợ hãi và sự lo lắng. Những khó khăn
về kinh tế thường xảy ra trong hầu hết các trường hợp. Dường
như tiền không bao giờ là đủ để đáp ứng mọi nhu cầu của gia
đình. Ốm đau như cơm bữa. Những vụ tai nạn thường xuyên
xảy ra. Bàn tay của tử thần rình rập, đe dọa lấy đi những người
yêu dấu. Nhưng tất cả những điều này dường như là một phần
của cuộc sống gia đình. Rất ít người sống mà chưa trải qua một
vài điều này.

Để hiểu được thực tế đó, và để điều chỉnh những mong đợi

cho phù hợp, ở một mức độ nào đó, ta phải kiểm soát sự hài
lòng của chính mình.

Sự mong đợi của chúng ta cũng là

nền tảng cho sự phán xét. Ví dụ, nếu
bạn biết rằng trẻ con trong khoảng 6 hay
7 tuổi có xu hướng phóng đại mọi
chuyện, bạn sẽ không phản ứng thái

quá trước lối cư xử đó. Đó là lý do cần phải tìm hiểu các giai
đoạn phát triển cùng nhu cầu tình cảm, tìm hiểu những thay
đổi trong môi trường khiến cho nhu cầu tình cảm bị khuấy
động, dẫn đến sự thay đổi trong cách cư xử. Hầu hết các
chuyên gia về trẻ em đều đồng ý rằng, đa số “những biểu hiện
ra bên ngoài” có thể được giải thích theo các giai đoạn phát
triển, nhu cầu tình cảm, sự thay đổi môi trường.

Điều đó không thú vị hay sao? Khi hiểu ra, bạn sẽ không

suy xét nữa. Thậm chí chúng ta còn nói với nhau: “Ôi, chỉ cần
hiểu được ít thôi, bạn sẽ thôi suy xét”. Bạn có thể hiểu tại sao
vị vua thông thái thời cổ đại Solomon lại cầu nguyện để xin có
được trái tim thấu hiểu
, tại sao ông ta lại viết: “Trong tất cả

THÓI QUEN THỨ NĂM: HIỂU NGƯỜI TRƯỚC, HIỂU MÌNH SAU • 3 0 5

K

hi hiểu ra,

bạn sẽ không

phán xét nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.