7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 309

thái độ quan tâm khi chúng tôi sẵn sàng dành thời gian để ngồi
xuống và tìm hiểu con cái.

Hãy chú ý làm thế nào mà cha Karen có thể vượt qua sự

lo lắng trước cách cư xử của cô bé, thay vì thế, ông tìm hiểu
điều gì đang diễn ra trong tâm trí Karen. Nhờ vậy, ông “giải
mã” được vấn đề.

Cuộc tranh luận giữa Karen và cha mẹ chỉ mới dừng lại

bên ngoài. Hành vi của Karen đã che giấu những lo lắng thực
sự. Và đến chừng nào cha mẹ vẫn chỉ tập trung vào thái độ
của cô, họ sẽ không bao giờ hiểu được nỗi lo lắng đó. Nhưng
khi cha Karen bước ra khỏi vai trò phán xét và thực sự muốn
tìm hiểu, cô bé bắt đầu cảm thấy an toàn để mở lòng và chia
sẻ những điều thầm kín. Bản thân cô cũng chưa nhận ra nỗi lo
thực sự của mình là gì, cho đến khi có người sẵn sàng lắng
nghe và cho cô cơ hội để bộc bạch. Một khi vấn đề đã sáng tỏ
và cô thực sự cảm thấy mình được thấu hiểu, Karen sẽ muốn
có được sự chỉ bảo và định hướng của cha mẹ.

Một khi chúng ta còn phán xét và

đánh giá thì sẽ không thể nào có được
tác động như mong muốn. Có thể bạn
vẫn nhớ câu chuyện ở chương đầu
tiên của cuốn sách này, kể về người
đàn ông “đã tìm lại được đứa con trai
của mình”. Liệu bạn còn nhớ mối
quan hệ đã bị “thâm hụt tài khoản” và

căng thẳng tới mức nào, hoàn toàn không có sự giao tiếp thực
sự? Đó cũng là một tình huống đau khổ, khó khăn giữa cha mẹ
và con cái. Chỉ khi người cha thôi phán xét và cố gắng hiểu
con trai mình, anh ta mới bắt đầu làm nên sự thay đổi.

Trong cả hai trường hợp, các bậc cha mẹ đều có thể thay

đổi tình huống, khi họ gửi vào Tài khoản Ngân hàng Tình cảm
bằng hành động: họ đã tìm cách để hiểu người khác.

THÓI QUEN THỨ NĂM: HIỂU NGƯỜI TRƯỚC, HIỂU MÌNH SAU • 3 0 9

M

ột khi chúng

ta còn phán xét

và đánh giá thì sẽ

không thể nào có

được tác động

như mong muốn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.