PHẢI LÀM GÌ KHI GIA ĐÌNH BẠN ĐI CHỆCH HƯỚNG ĐẾN 90% • 3 5
học được. Hãy nhớ rằng, khi bạn làm việc với gia đình có
những lúc “chậm” là “nhanh”, mà “nhanh” lại là “chậm”.
Tuy nhiên, một lần nữa, tôi xin tái khẳng định: bạn đang
đóng vai trò chuyên gia cho gia đình mình. Bạn có thể đang ở
trong tình huống mà bạn không muốn bất kỳ ai xen vào trong
lúc này. Hoặc bạn đang gặp phải những vấn đề nhạy cảm khó
có thể cùng nhau giải quyết. Hay bạn đang thử xem cuốn sách
này có ý nghĩa với bạn hay không, để sau này đem áp dụng cho
người khác. Cũng có thể bạn chỉ muốn áp dụng cuốn sách này
với chồng hay con cái của bạn.
Điều đó rất đúng! Chính bạn là người biết rõ hoàn cảnh
của mình nhất. Qua nhiều năm trải nghiệm 7 Thói quen trong
nhiều hoàn cảnh khác nhau, điều tôi rút ra được là khi mọi
người phối hợp với nhau – cùng nhau đọc sách, thảo luận, trao
đổi rồi học những điều mới, lúc đó sự gắn bó giữa các thành
viên trở nên thực sự thú vị. Tâm hồn con người đều giống nhau
ở một điểm, đó là rất cần được chia sẻ cùng nhau: “Tôi không
hoàn hảo. Bạn cũng không hoàn hảo. Chúng ta cùng nhau học
tập và trưởng thành”. Khi chia sẻ những điều bạn học được
một cách khiêm tốn, không nhằm mục đích “uốn nắn” người
khác, lúc đó những lời đánh giá không hay của mọi người về
bạn sẽ tan biến đi, và bạn có thể tiếp tục thay đổi một cách “an
toàn”, thoải mái và chính đáng.
Cũng cần phải nói thêm với quý độc giả: Đừng thất vọng
khi những nỗ lực ban đầu của bạn thất bại. Hãy nhớ, mỗi lần
bạn thử nghiệm một điều mới mẻ, bạn đều phải đối mặt với
những phản kháng:
“Vẽ chuyện, chúng ta đâu có vấn đề gì!”
“Thay đổi thì được lợi lộc gì kia chứ?”
“ Tại sao chúng ta không là một gia đình bình thường đi?”
“ Anh đói lắm. Ăn đã nhé!”