7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 353

vấn đề không phải là thằng bé không nhận ra tầm quan trọng
của việc treo quần áo lên, mà đơn giản là nó không có kỹ năng,
nó không biết phải làm thế nào cho đúng.

Nhiều năm sau, khi đã là một thiếu niên, thằng bé lại gặp

phải một vấn đề tương tự. Nhưng bản chất của vấn đề lúc đó
không nằm ở kỹ năng, mà là động lực. Phải cần đến một giải
pháp về tâm lý để giải quyết.

Chìa khóa đầu tiên để giải quyết bất cứ vấn đề gì trong dạy

dỗ con cái là phải chẩn đoán chính xác. Bạn sẽ không tìm đến
bác sĩ tim mạch nếu bị đau chân, bạn sẽ không gọi thợ sửa ống
nước nếu mái nhà bị dột. Bạn không thể giải quyết vấn đề liên
quan đến kỹ năng bằng một giải pháp về động lực tâm lý, và
ngược lại.

Khi chúng tôi muốn một đứa trẻ làm một nhiệm vụ nào đó

trong gia đình, tôi đặt ra 3 câu hỏi hữu ích, như sau:

Liệu đứa trẻ có nên làm việc này không? (câu hỏi về giá trị)

Liệu đứa trẻ có thể làm việc này không? (câu hỏi về năng

lực)

Liệu đứa trẻ có muốn làm việc này không? (câu hỏi về

động lực)

Dựa trên câu trả lời, chúng tôi sẽ biết nên đặt công sức vào

đâu mới đạt hiệu quả. Nếu là câu hỏi về giá trị, giải pháp
thường nằm ở việc xây dựng Tài khoản Ngân hàng Tình cảm
và việc giáo dục. Nếu là câu hỏi về năng lực, câu trả lời thường
là hướng dẫn. Có sự khác nhau giữa giáo dục và hướng dẫn.
Giáo dục nghĩa là “dạy dỗ trước” – trong trường hợp này là giải
thích cặn kẽ và chi tiết để dạy bảo trước “những việc mà con
nên làm”. Hướng dẫn nghĩa là “cung cấp kỹ năng” - trong
trường hợp này là cung cấp cho lũ trẻ kiến thức để hoàn thành
nhiệm vụ. Cả giáo dục và hướng dẫn đều quan trọng. Việc bạn
dùng cách nào phụ thuộc vào bản chất của vấn đề. Nếu câu hỏi

THÓI QUEN THỨ NĂM: HIỂU NGƯỜI TRƯỚC, HIỂU MÌNH SAU • 3 5 3

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.