Cảm giác chán nản, chạy trốn sẽ lấy đi của bạn nỗ lực đạt tới
thành công. Chỉ nghĩ đến mình và sự tư hữu, thay vì trách nhiệm
“tương thân tương ái” sẽ ngăn không cho bạn đi tới thang bậc
chia sẻ.
Những lực cản thường mang tính chất phi lô-gíc, cảm tính
và thụ động; những động lực thường mang tính chất lô-gíc, lý
trí và chủ động.
Điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải xóa bỏ những
lực cản. Việc lờ chúng đi cũng chẳng khác nào khi chúng ta
đang đi tới đích nhưng ý chí của bạn không hề muốn. Bạn đổ
công sức, nhưng nếu không tìm cách xóa bỏ những lực cản,
bạn sẽ không thể đi xa được.
Thói quen 1, 2, 3 và 7 làm tăng động lực, tạo dựng sự chủ
động, giúp bạn có một ý thức rõ ràng về đích đến. Nếu bạn
không có tầm nhìn hay sứ mệnh có ý nghĩa, các lực cản còn
nằm trong vùng an toàn, bạn chỉ sử dụng những kỹ năng đã
được người khác biết đến. Nhưng nếu bạn chia sẻ tầm nhìn về
sự giúp đỡ, về sứ mệnh, sự đóng góp, bạn cần giảm lực cản
xuống nhỏ nhất để có thể hoàn thành tầm nhìn đó, chấp nhận
thử thách, rời bỏ vùng an toàn của mình. Điều này tác động
đến những động cơ mạnh mẽ nhất của con người, thúc đẩy
chúng ta vươn đến đỉnh cao nhất của bản thân mình. Khi đó,
Thói quen 4, 5, 6 giúp bạn có cách thức làm việc cùng nhau để
đạt được mục tiêu. Thói quen thứ 7 cho bạn sức mạnh đổi mới
không ngừng.
Mặt khác, Thói quen 4, 5, 6 cũng giúp bạn thấu hiểu và gỡ
bỏ những lực cản văn hóa, tình cảm, xã hội, và phi lô-gíc, nhờ
vậy chỉ cần một ít năng lượng chủ động cũng giúp bạn có được
những bước tiến đáng kể. Trên thực tế, việc hiểu sâu sắc những
nỗi sợ hãi, lo lắng sẽ làm thay đổi bản chất, nội dung và hướng
đi, giúp bạn có thể chuyển đổi lực cản thành động lực.
4 6 2 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC