7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 464

toàn đi ngược lại với điều mong muốn. Điều này đặc biệt đúng
khi chúng ta cư xử với người bạn đời, với đứa con đang ở tuổi
thiếu niên. Thậm chí khi cư xử với trẻ thơ, lúc chúng còn dễ bị
ảnh hưởng, chúng ta vẫn tự hỏi làm thế nào để tác động một
cách tốt nhất. Chúng ta sẽ phạt bọn trẻ? Sẽ cho chúng vào
phòng tự suy nghĩ một mình? Có đúng không, khi chúng ta cậy
mình lớn hơn, khỏe hơn, hiểu biết hơn để bắt chúng làm điều
mà chúng ta muốn? Liệu có những nguyên tắc nào khác giúp
chúng ta thấu hiểu và tác động thực sự hiệu quả đối với bọn trẻ?

Gia đình là một sinh thể sống tự nhiên đang lớn lên, với bốn

vai trò căn bản (nêu gương, tư vấn, tổ chức, dạy dỗ), do đó chúng
ta có thể miêu tả bằng biểu đồ được gọi là “Cây gia đình”.

“Cây gia đình” nhắc nhở chúng ta về những định luật,

nguyên tắc mang bản chất tự nhiên. Nó giúp bạn chẩn đoán và
suy nghĩ về những kế hoạch giúp giải quyết các vấn nạn của
gia đình. (Bạn có thể nhìn thấy biểu đồ về “cây gia đình” ở
trang 478).

Với hình ảnh cây gia đình, hãy nghĩ về bốn vai trò và việc

ứng dụng 7 Thói quen vào mỗi vai trò để giúp gia đình bạn đi
từ thang bậc sống sót lên tới thang bậc chia sẻ như thế nào.

Vai trò 1:

NÊU GƯƠNG

Tôi biết, có một người đàn ông khi còn là một cậu bé rất

thích đi săn với bố, hai bố con lên kế hoạch trước hàng tuần,
chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho chuyến đi.

Người đàn ông kể lại:

Tôi sẽ không bao giờ quên cái buổi sáng thứ bảy đi săn gà

lôi ấy. Bố, anh trai và tôi dậy từ 4 giờ sáng. Chúng tôi ăn bữa
sáng thịnh soạn do mẹ chuẩn bị, chất đồ đạc lên xe và lái xe tới
điểm săn vào lúc 6 giờ. Chúng tôi đến sớm để đóng cọc định vị
khu vực săn, và chuẩn bị cho giờ mở cửa vào lúc 8 giờ.

4 6 4 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.