và 6 để xây dựng bản tuyên ngôn nhiệm vụ gia đình và tạo ra
2 cơ cấu là “thời gian hàng tuần cùng gia đình”, “thời gian
riêng với từng thành viên”.
Nếu không tổ chức (với nội dung nêu trên), bạn sẽ không
thể xây dựng được gia đình với những giá trị và tầm nhìn
chung. Lúc đó, ứng xử đạo đức chỉ diễn ra thỉnh thoảng, nông
nổi vì dựa trên hành động hiện tại của một vài người, không
bắt rễ sâu vào trong văn hóa gia đình.
Khi hành xử đạo đức được sử dụng càng nhiều, đều đặn
trong gia đình dưới dạng các nguyên tắc, bạn sẽ càng ít bị phụ
thuộc hơn vào từng cá nhân. Khi bạn tiến hành “thời gian hàng
tuần cùng gia đình”, điều đó chứng tỏ gia đình trở nên quan
trọng thực sự. Nếu ai đó không kiên trì, ưa thay đổi, lười biếng,
việc thiết lập những cơ cấu trong văn hóa gia đình sẽ bù đắp
hầu hết cho những thiếu hụt. Một gia đình thường có những
cảm xúc thăng trầm trong một giai đoạn nào đấy, không sao cả,
nếu họ biết cùng nhau vượt qua và đổi mới truyền thống.
Tôi muốn nhắc lại lời của nhà xã
hội học Émile Durkheim: “Khi đã có
đủ các tục lệ, pháp luật là không cần
thiết. Khi không có đủ các tục lệ,
pháp luật không thể không thi hành”.
Áp dụng câu nói này vào gia đình,
chúng ta có thể nói: “Khi đã có đủ các
tục lệ rồi, những quy định trong gia
đình là không cần thiết. Khi không có
đủ các tục lệ, những quy định trong
gia đình không thể không thi hành”.
Cuối cùng, nếu mọi người không ủng hộ các mô hình và
cơ cấu, bạn sẽ chứng kiến sự bất ổn trong gia đình, thậm chí
phải vật lộn để tồn tại. Nhưng nếu việc thực thi theo các mô
hình trở thành thói quen, chúng ta sẽ có đủ sức mạnh để giúp
SỐNG SÓT - ỔN ĐỊNH - THÀNH CÔNG - CHIA SẺ • 4 7 3
K
hi đã có đủ các
tục lệ rồi, những
quy định trong
gia đình là không
cần thiết. Khi
không có đủ các
tục lệ, những quy
định trong gia
đình không thể
không thi hành.