gia đình vượt lên những nhược điểm cá nhân thường xuất hiện
lúc này lúc nọ trong gia đình. Ví dụ, bạn bắt đầu thời gian dành
riêng cho ai đó hay bắt đầu thời gian dành cho gia đình với
một cảm xúc còn gượng gạo, không sao cả, nếu bạn kiên trì
dành cả buổi tối để tạo không khí cùng nhau vui vẻ: kết thúc
buổi tối đó, bạn sẽ nhận được cảm xúc ở mức đầy đặn, sảng
khoái hẳn lên.
Đây là điều lớn nhất mà tôi học được khi làm việc với các
tổ chức. Bạn phải đưa một số nguyên tắc vào cơ cấu và hệ
thống, nhờ đó chúng trở thành một phần của văn hóa. Bạn sẽ
không còn phải phụ thuộc vào một vài người đứng đầu nữa.
Tôi đã nhìn thấy có những tình huống mà toàn bộ ban lãnh
đạo chuyển sang một công ty khác, nhưng với “sức mạnh
nguyên tắc” trong nề nếp, đã không có khủng hoảng nào diễn
ra trong hoạt động của những tổ chức này. Đây là một trong
những quan điểm chính của W. Edwards Deming, một chuyên
gia có uy tín trong lĩnh vực chất lượng và quản lý: “Vấn đề
không nằm ở con người chưa hoàn hảo, mà nằm ở cơ cấu và
hệ thống chưa hoàn hảo”.
Đó là lý do chúng ta cần dành nhiều công sức cho vai trò
tổ chức. Nếu không có những tổ chức nền tảng, gia đình
chẳng khác nào những con thuyền đang di chuyển trong đêm.
Vì vậy, cấp độ thứ ba của Cây gia đình – những nhánh cây –
tượng trưng cho vai trò người tổ chức. Bạn không chỉ nói gia
đình là quan trọng, mà bạn còn làm cho bằng được – thông
qua những bữa ăn chung, những khoảng thời gian dành cho
gia đình và dành cho từng thành viên. Sớm muộn gì thì mọi
người cũng sẽ phải tin vào cơ cấu và mô hình của gia đình. Vì
điều đó cho họ cảm giác an toàn, trật tự và tiên lượng được
tương lai.
Bằng cách tổ chức gia đình xung quanh một vài vấn đề
được ưu tiên nhất, bạn tạo ra trật tự và sự đồng thuận. Hơn
4 7 4 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC