đớn trở thành một bài học cho cô con gái của mình. Thay vì
chìm đắm trong nỗi đau, bà đã quan tâm đến cảm giác của tôi
và biến một sự cố đau buồn trở thành một kỷ niệm tích cực.
Vì vậy cấp độ thứ tư của Cây gia đình – phần lá và quả –
tượng trưng cho vai trò giáo dục. Điều này có nghĩa là bạn cần
phải chỉ dạy những định luật cơ bản của Cuộc sống. Khi mọi
người nhìn vào những hình mẫu cư xử tử tế, cảm nhận được
tình yêu và có ấn tượng tích cực, họ sẽ nghe những điều bạn
dạy bảo. Rất có thể họ sẽ làm theo, và bản thân họ lại trở thành
hình mẫu cho người khác nhìn nhận và tin tưởng.
Sự dạy bảo theo cách này còn được gọi là “làm tốt có chủ
ý”. Mọi người có thể làm tốt không có chủ ý – họ làm việc hiệu
quả, nhưng không biết vì sao làm được. Họ sống theo những
cách cư xử tích cực, tiếp nhận từ người khác, họ cũng có thể dạy
bảo bằng việc lấy mình làm ví dụ nhưng không thể đưa ra những
lời giáo huấn, vì họ không hiểu được những điều bên trong.
Làm tốt có chủ ý – biết mình đang làm gì và tại sao có hiệu
quả, do đó bạn có thể dạy bảo bằng ví dụ của chính mình và
bằng những lời giáo huấn. Khả năng “làm tốt có chủ ý” sẽ giúp
mọi người có thể truyền dạy một cách hiệu quả những kiến thức
và kỹ năng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Vai trò giáo dục của cha mẹ để giúp bọn trẻ biết cách “làm
tốt có chủ ý” là không thể thay thế được. Như chúng ta đã nói
đến ở Thói quen thứ 3, nếu bạn không dạy bảo con cái, xã hội
sẽ can thiệp và đúc nên tương lai của chúng. Bạn nghĩ sao?
Nếu bạn tự thay đổi bản thân để thực hiện “hình mẫu”
theo các định luật cơ bản của Cuộc sống, nếu bạn đã vun đắp
những mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng theo các định luật cơ
bản của Tình yêu, và nếu bạn đã tổ chức “thời gian gia đình”
và “thời gian gắn kết riêng”, toàn bộ công việc dạy dỗ của bạn
sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
SỐNG SÓT - ỔN ĐỊNH - THÀNH CÔNG - CHIA SẺ • 4 7 7