7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 480

chuyện trong lúc đang tức giận và thất vọng, bạn sẽ không
thể tránh khỏi bộc lộ cảm xúc, mặc dù lời lẽ của bạn có
lô-gíc đến mấy và những điều bạn muốn dạy bảo có giá trị
thế nào đi nữa. Hoặc kiềm chế bản thân, hoặc giữ khoảng
cách. Hãy dạy bảo ở một thời điểm khác, khi bạn cảm thấy
yêu mến, tôn trọng và an toàn trong nội tâm. Một bí quyết
cho bạn: nếu bạn chạm nhẹ hay giữ lấy tay của con cái
trong khi dạy bảo hay sửa sai chúng, một cách thoải mái,
bạn sẽ gieo được một ảnh hưởng tích cực. Bạn không thể
làm điều này trong tâm trạng tức giận.

3. Hãy phân biệt giữa thời gian dạy bảo và thời gian giúp đỡ.

Dạy dỗ, thuyết giáo về công thức thành công cho người
bạn đời hoặc con bạn - trong lúc họ đang mệt mỏi về mặt
tinh thần, hay đang đối mặt với áp lực, điều này chẳng
khác nào bạn đang cố gắng dạy bơi cho một người đang
chết đuối. Họ cần một sợi dây kéo họ lên hay một bàn tay
giúp đỡ trước đã, chứ không phải những bài thuyết giáo.

4. Ghi nhớ: chúng ta luôn luôn dạy bảo bằng hành động.

Giống như vai trò nêu gương và tư vấn (khuyên bảo), bạn
không thể không dạy dỗ. Tính cách và hành động của bản
thân bạn, mối quan hệ của bạn với các con, những điều ưu
tiên trong cách tổ chức gia đình sẽ biến bạn trở thành
người đầu tiên và có ảnh hưởng nhất đối với con cái. Bọn
trẻ tiếp nhận những bài học cần thiết cho cuộc sống hay
không, phần lớn nằm trong tay bạn.

Dẫn dắt gia đình & mối liên hệ với 4 kỹ năng

và nhu cầu

Trong mô hình “Dẫn dắt gia đình tuân theo các nguyên

tắc” (hình vẽ dưới đây), cột giữa gồm bốn vai trò – nêu gương,
tư vấn (khuyên bảo), tổ chức và dạy dỗ. Ở cột bên trái, hãy chú
ý xem bốn nhu cầu cơ bản: tồn tại (thuộc về thể chất/kinh tế),

4 8 0 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.