nhanh càng tốt, trừ phi xuất hiện một ý thức về nhiệm vụ
chung của gia đình hoặc một tinh thần cực kỳ mạnh mẽ về sự
thay đổi.
Một số người khác lại cho rằng vai trò của cha mẹ, về căn
bản, là dạy dỗ, bảo ban rõ ràng và nhất quán, cuối cùng sẽ có
tác dụng. Nếu không tác dụng, ít nhất điều đó cũng chuyển
trách nhiệm sang cho con cái.
Một số người thiên về ý kiến nhấn mạnh sự nêu gương và
hướng dẫn, xem đó là tất cả những gì cần làm trong gia đình.
Mỗi vai trò đều cần thiết, nhưng sẽ không đủ nếu thiếu ba
vai trò kia. Ví dụ, bạn có thể là một tấm gương tốt, nhưng nếu
không biết tổ chức và dạy dỗ, bạn sẽ không có được sự hỗ trợ
khi bạn vắng mặt hoặc có chuyện gì đó tác động tiêu cực đến
quan hệ của bạn. Trẻ con không chỉ cần nhìn thấy và cảm
nhận, chúng còn cần phải trải nghiệm và lắng nghe – nếu
không, chúng sẽ không bao giờ hiểu được những quy luật quan
trọng để điều chỉnh cuộc sống, để tận hưởng hạnh phúc và
thành công.
Sai lầm thứ hai: Không quan tâm đến trật tự
Lỗi thứ hai, thường mắc phải hơn, đó là không quan tâm
đến trật tự. Bạn nghĩ, mình có thể dạy dỗ mà không cần tạo
mối quan hệ; có thể xây dựng một quan hệ tốt mà không cần
trở thành người đáng tin cậy; hoặc dạy dỗ bằng lời là đủ, và
những nguyên tắc của cuộc sống không cần phải được thể hiện
trong hình mẫu, cấu trúc của cuộc sống gia đình hàng ngày.
Nhưng, giống như chiếc lá mọc ra từ nhánh cây, nhánh
cây mọc ra từ cành cây, cành cây mọc ra từ thân cây, và thân
cây mọc ra từ rễ cây, mỗi vai trò chủ đạo này đều hình thành
từ những yếu tố trước đó. Nói cách khác, có một trật tự - nêu
gương, hướng dẫn, tổ chức, dạy dỗ, theo một quá trình tiếp
cận từ trong ra ngoài. Cũng giống như rễ cây đem dinh dưỡng
4 8 8 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC