7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 68

“Tôi cần phải chu đáo. Tôi nên nêu gương về cách đối xử đầy

yêu thương mà tôi mong muốn trong cuộc hôn nhân của mình.”

“Tôi có thể tìm hiểu nhiều hơn về bố tôi và chứng nghiện

rượu của ông. Tôi luôn cố gắng hiểu ông, yêu ông và tha thứ.
Tôi nên chọn một cách ứng xử khác, và tôi có thể thuyết phục,
tác động lên gia đình để họ từ bỏ những thói quen xấu đó.”

Để có được một cái nhìn sâu hơn về mức độ chủ động hay

phản ứng, bạn có thể thực hiện một thí nghiệm dưới đây. Bạn
bảo vợ (chồng) hay một ai đó cùng tham gia và cho bạn những
ý kiến phản hồi.

1. Chỉ ra một vấn đề trong văn hóa gia đình của bạn.

2. Diễn tả vấn đề đó với một người khác (hay viết vào một tờ

giấy), hoàn toàn sử dụng ngôn ngữ phản ứng. Tập trung
vào Vòng tròn Quan tâm. Hãy thử xem bạn có thể thuyết
phục hoàn toàn một người nào đó, rằng vấn đề vừa nêu
không phải do lỗi của bạn không?

3. Cũng vấn đề đó, nhưng lần này hãy diễn tả nó bằng việc

sử dụng toàn ngôn ngữ chủ động. Chú tâm vào những việc
bạn có thể làm được trong Vòng tròn Ảnh hưởng, và cố
gắng thuyết phục người khác, rằng bạn có thể tạo nên một
sự thay đổi thực sự trong hoàn cảnh này.

4. Bây giờ hãy nghĩ về sự khác nhau của hai ngôn ngữ diễn

tả. Ngôn ngữ nào gần với thói quen thường ngày của bạn
hơn, khi gặp phải một rắc rối trong gia đình?

Nếu bạn nhận ra mình đang sử dụng ngôn ngữ phản ứng,

hãy lập tức thay thế chúng bằng ngôn ngữ chủ động. Nếu bạn
chú tâm vào việc sử dụng những ngôn ngữ chủ động, bạn sẽ nhận
ra thói quen phản ứng của bạn lúc trước, và bắt đầu thay đổi.

Dạy cho con trẻ biết chịu trách nhiệm về lời nói của mình

là một cách khác mà chúng ta có thể làm để giúp chúng hiểu
và thực hiện Thói quen thứ nhất (“Sống chủ động”).

6 8 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.