1. CƯƠNG NHU TƯƠNG TẾ: TRONG NHU CÓ CƯƠNG,
TRONG CƯƠNG CÓ NHU
Cương nhu tương tế là trong cương có nhu, trong nhu có cương. Trong
dương có âm, trong âm có dương.
Đóng mở, mở đóng. . . biến hóa vô cùng.
Muốn thực hiện kế này phải thẩm định đối phương: Có hay không, hư
hay thực, lợi và hại trước sau. Hiểu rõ ý chí của đối phương, tùy tâm lý, dục
vọng của đối phương mà thuyết phục.
Thí dụ: Ưa nói khích không ưa thuyết phục
Sau khi Tào Tháo lấy được Kinh Châu, TUÂN DU hiến kế là huy động
đại quân ra oai để làm cho TÔN QUYỀN sợ phải đầu hàng.
THÁO nghe theo kế, lập tức hịch sai sứ sang Giang Đông, 1 mặt điểm
quân mã, quân bộ và quân thủy, cả thảy 83 vạn, lại nói thăng lên những 100
vạn quân. Thủy lục đều tiến, quân thuyền quân kỵ cùng đi; theo dọc bờ
sông Trường Giang kéo đến. Phía Tây nối liền với đất Kinh Giáp, phía
Đông tiếp giáp Kỳ Hoàng, doanh trại nối nhau dài hơn 300 dặm.
* * *
Nói về Giang đông, TÔN QUYỀN đang đóng quân ở Sài Tang, được tin
đại quân TÀO THÁO đến Tương Dương.
LƯU TÔN đã ra hàng, mà quân TÀO sớm khuya đi gấp đường lấy
Giang Lăng. QUYỀN bèn họp các mưu sĩ lại bàn kế phòng thủ.
LỖ TÚC nói: