xúc phạm. Bởi thế trong khi triển khai trào lưu cải cách giáo dục ở
cấp cơ sở, người ta đặc biệt chú trọng về mặt giáo dục tố chất, đó
là một quyết định rất kịp thời.
Năng lực sáng tạo đổi mới bao gồm mở rộng kiến thức sáng tạo,
tiếp thu kỹ thuật mới, sản phẩm mới, biện pháp mới. Ngoài ra còn
bồi dưỡng khả năng phê phán, khả năng phát hiện, khả năng liên
tưởng, và sức tưởng tượng.
Dưới triều Tống Thần Tông, một lần trong thành xảy ra hỏa
hoạn, đốt trụi mất một dãy hoàng cung dài hàng chục dặm, Tống
Thần Tông ra lệnh cho viên đại thần phụ trách xây dựng tên là
Đinh Vị, trong vòng ba tháng phải hoàn thành việc xây lại hoàng
cung mới, Đinh Vị nhận thánh chỉ nhưng trong lòng vô cùng lo lắng
khổ sở, vì cho rằng ba tháng là thời gian quá gấp gáp, ngay cả việc
chuẩn bị vật liệu còn không kịp, nói chi đến xây cất, trước mắt
Đinh Vị có ba điều khó: một là trong kinh thành không có loại đất
nung gạch, nếu vận chuyển đất từ nơi khác đến thì vừa tốn công
vừa tốn tiền, hai là, gỗ và đá cũng không có sẵn, không thể nhanh
chóng vận chuyển từ nơi xa đến tận công trường, ba là, sau khi xây
dựng xong, thì việc dọn dẹp rác rưởi, chỉnh trang mặt bằng sẽ tiến
hành ra sao, chỉ cần một trong ba khâu này xảy ra ách tắc là sẽ ảnh
hưởng tới tiến độ công trình.
Đinh Vị suy nghĩ nát óc trong suốt ba ngày, cuối cùng ông đã
tìm ra biện pháp có thể coi là thần diệu nhất trong thiên hạ. Cho
đến ngày nay các nhà toán học cũng như các nhà kiến trúc vẫn phải
trầm trồ thán phục sáng tạo của ông. Đinh Vị chia công việc ra ba
bước để xử lý. Ông cho đào đất trước cổng hoàng thành để nung
gạch, giải quyết được cái khó về vật liệu nung gạch, đồng thời đào
thành con kênh nối từ sông lớn vào hoàng cung, tạo ra con đường
vận chuyển gỗ đá và các vật liệu xây dựng khác, giải quyết được cái
khó thứ hai, sau khi xây dựng xong, cho đổ tất cả rác thải xuống