thể. Một nhà văn chuyên sáng tác về thân thế sự nghiệp Picasso, đã
sử dụng cụm từ "Vinh quang và đơn độc" để hình dung quãng thời
gian cuối đời của ông, cách nói này không phải là không có lý, vì sự
độc đáo khác người của ông đã nâng tầm cỡ ông lên hàng đầu trong
giới mỹ thuật được kính nể suốt từ những năm 50 đến những năm
70 của thế kỷ 20, có người sùng kính ông như thần thánh, mặt khác
ông ngày càng thu mình vào trong thế giới riêng tư, chìm đắm
trong niềm say mê sáng tác, không thể giao lưu đồng cảm với
những người hâm mộ. Ngoài ra nhiều chuyện rắc rối trong gia
đình gây phiền hà đảo lộn cuộc sống của ông, tình trạng sức khỏe
của ông ngày càng sút kém. Tuy vậy tốc độ và hứng thú sáng tác của
ông không hề bị giảm sút, mà ngày càng phong phú đa dạng hơn,
các tác phẩm mới ngày càng mang nhiều sắc thái hài hước, và vẫn
duy trì phong cách độc đáo như ngày nào.
Trong suốt cuộc đời Picasso còn xảy ra một câu chuyện được
người đời tốn nhiều giấy bút bình luận. Thời đại mà Picasso sống
những ngày cuối đời, vừa trùng hợp với cuộc đối đầu giữa hai phe
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, nhưng Picasso đã vượt lên trên
cuộc phân tranh Xô-Mỹ, ông giành được sự ưu ái của toàn thể nhân
loại. Năm 1962 chính phủ Liên Xô quyết định tặng ông "Giải thưởng
hòa bình Lênin" (Lần tặng giải thưởng thứ nhất vào năm 1950) còn
Viện bảo tàng mỹ thuật hiện đại Newyork đã tổ chức cuộc triển lãm
nhân dịp mừng thọ Picasso 80 tuổi, hai sự kiện này diễn ra trong
cùng một năm. Có thể nhận thấy hai phe đối địch trong cuộc
chiến tranh lạnh đều chìa bàn tay chào đón bậc thầy nghệ thuật
của thế kỷ 20 này. Mùa thu năm 1971, một buổi lễ mừng thọ Picasso
90 tuổi được nước Pháp tổ chức rất trọng thể, tổng thống
Pompidou đích thân đến cung điện Louvre để cắt băng khai mạc
phòng trưng bày 8 bức tranh của nhà danh họa này.