chuyện gì cũng có thể nói, không cần giữ ý tứ, có thể nói nặng nói
nhẹ tùy ý, bởi vì đối tượng là người nhà mình, hai bên hoàn toàn
thông cảm với nhau. Nhưng khi đối đáp với người ngoài, thì phải
luôn chú ý phép tắc ý tứ, người đời có câu, người khôn ăn nói nửa
vời, nếu không vì công việc, thì chỉ nói theo phép xã giao, nếu vì
công việc chung, thì chỉ bàn công việc, vì thế cần luôn luôn xác
định ranh giới trong ngoài, chẳng nên dốc bầu tâm sự với người xa
lạ, phơi hết ruột gan cho người ta biết, sẽ bị thiên hạ cười chê là thật
thà quá hóa dại.
(2) Trường hợp chính thức và không chính thức. Trường hợp
chính thức thì ăn nói cần thận trọng chặt chẽ, phải suy trước nghĩ
sau, không thể bạ đâu nói đấy, thái độ giao tiếp cũng phải chính
quy đúng lễ nghi, không thể xuề xòa bỗ bã, sẽ bị người ta cho là kém
từng trải, thiếu lịch sự. Trường hợp không chính thức, được coi là
nói chuyện phiếm, có thể tùy tiện thoải mái bộc lộ suy nghĩ tình cảm
của mình. Trong phong cách ăn nói cũng hết sức đa dạng, có người
thích văn vẻ hoa mỹ, có người tục tằn bộp chộp, có người không
phân biệt bối cảnh xã giao.
(3) Trường hợp trang trọng và trường hợp đời thường
Cùng một ý tứ nhưng có thể nói một cách trang trọng, cũng có thể
nói một cách tùy tiện. Chẳng hạn "Tôi giành thời gian đến hầu
chuyện ngài" và "mình nhân thể đến thăm cậu" cách đáp lễ của đối
phương sẽ hoàn toàn khác nhau, trong trường hợp long trọng mà nói
câu thứ hai, ngược lại chỗ bạn bè thân quen mà nói câu thứ nhất, thì
không chừng sẽ bị đối phương đánh dấu hỏi về mức độ quan hệ
tình cảm, khách lạ cho rằng mình bị coi khinh, người thân cho rằng
có chuyện gì hờn giận không vừa lòng với nhau, đúng là râu ông nọ
cắm cằm bà kia, chẳng đúng nơi đúng chỗ gì cả.
(4) Trường hợp mừng và trường hợp buồn