Trong từng hoàn cảnh khác nhau, cần chọn từ ngữ và câu, ngữ
âm, ngữ điệu và thái độ giao tiếp phù hợp với bầu không khí cụ thể,
chẳng hạn đi dự đám cưới, khánh thành nhà mới, thì chỉ được phép
nói chuyện vui, nét mặt tươi cười hớn hở, nhưng khi đi dự đám tang,
hoặc thăm người ốm, thì chỉ được nói những chuyện tình người,
những lời động viên chia sẻ, khi nói với người già cần lễ phép cung
kính, đùa với trẻ con cần dí dỏm tế nhị, khi trong nhà người ta có
chuyện buồn mà bạn lại đùa tếu chọc trẻ con, thì người ta sẽ đánh
giá bạn là người vô tâm vô tính, không hiểu lẽ đời.
(5) Chỗ nên nói nhiều và chỗ nên im lặng
Ví dụ khi đến thăm nhà ai đó, thấy chủ nhân bận túi bụi hoặc
sắp sửa đi xa, thì chỉ nên nói ngắn gọn vấn đề cần trao đổi,
nếu nói con cà con kê hoặc tán hươu tán vượn, trên trời dưới biển,
đôi khi xuất phát từ ý tốt, nhưng vẫn bị đối phương ác cảm, hay
xảy ra hỏa hoạn, cần kịp thời tranh thủ từng phút từng giây để cứu
hỏa, gọi điện thoại cho đội cứu hỏa, lại nói dông dài có đầu có đuôi,
thì sẽ lỡ mất thời cơ, gây ra tổn thất to lớn, về tình tiết phát sinh
vụ cháy, nếu bạn biết, thì có thể thông báo với cảnh sát chữa cháy
sau khi đã dập xong đám cháy.
GỢI MỞ NĂNG LỰC
Người đàn ông được xã hội tôn trọng, phải là người biết ứng xử
thích hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp, nếu không nắm vững kỹ
thuật xã giao, đôi khi chuyện nhỏ gây thành họa lớn.
7. NÓI "KHÔNG" MỘT CÁCH NHẸ NHÀNG
UYỂN CHUYỂN