Nhưng nếu bạn muốn được bà xã vui vẻ chấp nhận lời từ chối
của mình, thì phải nói theo kiểu khách khí: "Anh rất muốn đỡ đần
cho em, nhưng thật không may là, anh phải đi họp công ty, liệu anh
có thể giúp em việc gì khác không".
(5) Từ chối với thái độ thương lượng
Ví dụ có người mời bạn tham gia hội thảo, mít tinh gì đó, nhưng
bạn bận công việc bộn bề không thể nhận lời mời của họ được, thì
bạn hãy trả lời: "Xin lỗi anh nhé, chẳng qua là vì tôi quá bận, nếu
tuần sau còn làm tiếp thì tôi sẽ tham gia được không?" câu này rõ
ràng là hơn hẳn một lời từ chối dứt khoát.
(6) Nói lời "không" với ngữ điệu ôn tồn, nhã nhặn
Thầy Trương thể nghiệm thấy rằng, trước đây thầy từ chối
yêu cầu của học sinh, đều gây cho các em bất bình, sau đó được
đồng sự góp ý, thầy đã rút kinh nghiệm chuyển đổi cách từ chối,
nghĩa là bớt nói từ "Không" hay "Không được" mà sẽ nói: "Hãy để
thầy suy nghĩ cân nhắc xem sao" đây cũng là kế hoãn binh để sau
đó tìm ra một lý do xác đáng hơn.
Các vị lãnh đạo rất hay nói với thuộc hạ: "Việc này chúng ta còn
phải nghiên cứu thêm". Không mấy ai tin rằng ý của lãnh đạo là
sau này sẽ tiến hành, nhưng cách nói này giữ được bầu không khí
tích cực trong đơn vị, không làm cho mọi người thất vọng, cách từ
chối này thấm đượm tình người.
(7) Từ chối bằng cách tự chế diễu mình
Hài hước là một cách từ chối rất đắc sách, làm cho đối
phương bị bất ngờ, gần như không thể tin được, nhưng cũng cảm
thấy vui lây. Ví dụ: "Nếu tôi nói "không được", chắc là bạn sẽ cho
rằng tôi là con người ích kỷ nhỏ nhen phải không, thì đúng quá đi