rồi còn gì". Trẻ con đặc biệt thích cách nói đùa vui này, nếu có cách
cù cho đối phương buồn cười, thì cho dù bạn vẫn thể hiện ý từ
chối, họ vẫn không để bụng trách cứ gì bạn cả.
(8) Từ chối với thái độ đồng tình
Có lẽ khó từ chối nhất là đối với những sự gợi ý xa xôi bóng gió,
hoặc chỉ là những lời phàn nàn. Ví dụ, một người bạn ở xa gọi điện
thoại nói với bạn rằng: "Anh Lý ở chỗ chúng tôi sắp sửa đi công tác
qua bên anh, nếu tiền ngủ khách sạn không quá đắt đỏ, thì tôi
cũng muốn đi cùng để sang thăm anh một chuyến".
Không hẳn là một lời yêu cầu đề nghị, nhưng bạn có thể ngầm
hiểu như vậy, trước tình huống này, bạn sẽ ứng phó bằng cách tỏ ý
đồng cảm: "Này anh, tôi rất cảm ơn anh đã nghĩ đến tôi, nhưng
khả năng của tôi không đáp ứng được lòng mong muốn của mình,
thực chất câu nói đó để cho đối phương hiểu là bạn không có nghĩa
vụ phải cáng đáng tiền ăn ở cho người quen, nhưng cũng có thể nói
thẳng ra: "Nếu anh có ý định đến ở nhờ nhà tôi, thì chắc là không
được, vì vào dịp cuối tuần cả nhà đều về nghỉ nên rất chật".
(9) Trả lời lấp lửng
A vẽ xong một bức tranh, tự cho là rất đạt, liền đem khoe với B,
B xem qua thấy chẳng ra gì, nhưng chỉ nói: "Được đấy", cho dù có
vẻ như B khen, nhưng A lại hiểu rất rõ thâm ý của câu nói này.
(10) Dùng từ ngữ uyển chuyển để từ chối
Bạn thử so sánh hai câu nói này nhé: "Tôi cho rằng cách nói đó
không đúng!" và: "Tôi không nghĩ rằng anh nói như vậy là có lý".
Hay: "Tôi cảm thấy như vậy là không tốt" và: "Tôi không cảm thấy
như vậy là tốt" qua hai cách diễn đạt trên đây, chúng ta dễ dàng
phát hiện ra rằng, cho dù nội dung chẳng khác gì nhau, nhưng cách