Đọc thư người ta trả lời như vậy, ông không nén nổi tức giận, liền
kiếm giấy bút định viết lá thư chửi cho họ một trận. Nhưng ngồi
ngẫm nghĩ lại, ông thấy họ nói đúng sự thực, trình độ tiếng Thụy
Điển của ông rõ ràng là rất kém, muốn khắc phục tình trạng này,
chỉ có một cách là gắng công học tập để nâng cao trình độ, suy nghĩ
cho kỹ cần phải cảm ơn họ mới đúng.
Ông viết lại bức thư với lời lẽ rất chân tình: "Thưa quý công ty,
việc không tuyển dụng tôi cũng không sao, chỉ mong các ông chịu
mất chút thời gian trả lời cho tôi bức thư này, ngoài ra đối với
những lỗi mà tôi mắc phải, thì xin quý công ty bỏ qua cho. Tôi xin
hứa từ nay sẽ nỗ lực học tập, để không còn mắc các lỗi đáng tiếc
như vậy nữa, mong các vị chỉ giáo, nhân đây xin gửi lời chào và cảm
ơ
n...”
Sau đó hai ba hôm, George lại nhận được thư trả lời của công ty
này, trong đó họ mời ông đến phỏng vấn, kết quả ông đã được
nhận vào làm ở đó.
Nhân vật Tư Mã Ý trong truyện Tam Quốc được coi là mẫu người
điển hình biết chế ngự cơn thịnh nộ, khiến thiên hạ phải kính
phục. Khi Gia Cát Lượng thống lĩnh đại binh nước Thục đi bắc phạt
Tào Tháo nước Ngụy, thì đại tướng Ngụy là Tư Mã Ý áp dụng kế sách
đóng cổng thành không chịu ra giao chiến, mặc cho quân Thục
khiêu khích, vì ông ta cho rằng quân Thục hành quân từ xa đến, thì
việc tiếp tế chi viện sẽ hết sức khó khăn, chỉ cần mình giữ vững
thế trận không ra giao chiến một thời gian dài, thì binh lực của
quân Thục sẽ dần dần bị hao tổn, khi đó mình sẽ chớp thời cơ
thuận lợi đánh một trận, giành thắng lợi quyết định.
Gia Cát Lượng biết rõ tác dụng lợi hại của chiến thuật phòng thủ
trường kỳ đó, liền cử quân sĩ đến dưới chân thành mắng nhiếc
quân Ngụy rất thậm tệ, nhằm chọc tức Tư Mã Ý, hy vọng ông ta ra