đánh nhau với quân Thục, nhưng quân Ngụy vờ như không nghe
không thấy, tiếp tục án binh bất động, Gia Cát Lượng vận dụng
phép khích tướng, là gửi vào trong thành một bộ quần áo phụ nữ, và
kèm theo một bức thư nội dung như sau:" Trọng Đạt chui rúc trong
thành không dám ra nghênh chiến, thì có khác chi đàn bà, nếu
muốn xứng danh là người quân tử và còn biết liêm sỉ, thì hãy ra
ngoài thành đọ tài cao thấp, nếu không, thì hãy mặc bộ quần áo
này vào".
Người xưa nói: Kẻ sĩ thà bị chết chứ không chịu nhục, rõ ràng bức
thư đầy những lời lăng mạ đó đã khiến cho Tư Mã Ý tức giận,
nhưng vốn là con người đa mưu túc trí, tính toán như thần, ông ta
biết cách nén giận và trấn an quân sĩ, ngồi chờ thời cơ.
Chờ đợi bên ngoài mấy tháng ròng, không may Gia Cát Lượng
mắc bệnh chết giữa đám ba quân, quân Thục như rắn không
đầu, đành phải lẳng lặng rút lui, Tư Mã Ý không cần đánh mà vẫn
giành được chiến thắng.
Thiết tưởng nếu Tư Mã Ý không kìm nén được cơn tức giận,
xông ra ngoài thành nghênh chiến, thì kết cục chưa thể nói trước sẽ
ra sao, và lịch sử có thể diễn biến khác rồi.
GỢI MỞ NĂNG LỰC:
Với những người đàn ông mang hoài bão làm nên sự nghiệp lớn,
thì họ coi tức giận là một sự lãng phí vô ích về tình cảm và thời gian,
bởi vì đời người thật ngắn ngủi, hãy để cho cuộc sống có hạn nhưng
tỏa ra hương sắc rực rỡ, thì người thông minh không bao giờ chịu
phí hoài thời gian quý báu vào chuyện giận hờn oán trách không đâu,
có thể nói đó là thái độ coi rẻ cuộc sống của mình, hãy vận dụng thời
giờ quý báu vào những sự việc có ích, như vậy mới là biết trân trọng