một đôi vợ chồng nghèo khổ, họ dựng căn nhà 2 gian ven đường, mở
một cửa hàng cơm. Tuy họ bán thức ăn và đồ điểm tâm giá rẻ, lại ngon
miệng, nhưng vì vị trí cửa hàng không thuận lợi, nên việc buôn bán rất
vắng vẻ, lạnh lẽo. Có một hôm, Tài tử Lĩnh Nam tên là Tống Tương đi
ngang qua, thấy đồ ăn, thức uống của cửa hàng này rất ngon miệng,
nhưng lại buôn bán rất vắng vẻ, liền hỏi nguyên do vì sao. Chủ quán kể
lại tỉ mỉ và tha thiết nhờ Tống Tương giúp đỡ trong việc buôn bán.
Suy nghĩ một lát, Tống Tương nói: “Có thể ta sẽ giúp ông viết một
câu đối, việc buôn bán sẽ khá lên. “Chủ quán vội vàng đi chuẩn bị giấy
bút, Tống Tương nâng bút viết: “Một con đường thông theo hướng Nam
Bắc. Hai bên cửa hàng bán đông tây (đông tây: theo nghĩa chữa Hán là
đồ vật, hàng hoá). Bức hoành phi có 4 chữ: “Thượng đẳng điểm tâm”.
Chủ quán phát hiện ra chữ tâm trên bức hoành phi thiếu một dấu
chấm nhưng lúc đó không tiện nói ra, rồi cho người dán lên tường. Vài
ngày sau, có một tú tài người địa phương đến quán ăn cơm, nhìn thấy
chữ tâm trên bức hoành phi thiếu một dấu chấm, đồng thời được biết
câu đối này do Tống Tương viết ra. Anh ta liền đem lan truyền khắp nơi.
Một truyền mười, mười truyền trăm, có rất nhiều người không tin tài
tử họ Tống lại không biết viết chữ “tâm”, dồn dập kéo nhau rất đông đến
xem và cười nhạo. Kết quả, họ phát hiện thấy món điểm tâm của cửa
hàng này quả nhiên là “thượng đẳng điểm tâm”, nên họ kéo nhau đến
đây ăn rất đông. Việc buôn bán của cửa hàng ngày càng phát tài. Cuối
cùng chủ quán mới biết được nguyên do của chuyện này, tất cả đều do
chữ “tâm” sáng tạo độc đáo của Tống Tương.
* Lẽ nào tài tử vang tiếng một thời, ngay đến chữ tâm. Cũng